Trung Học Chợ Lách

CHUYỆN ĐỜI ANH EM LỰC & DŨNG

Ngày đăng: 01/06/2019, 8:31 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Vừa qua, nhiều người hỏi tôi về vụ anh em tôi được gặp nhau, đây là bài viết nhằm giải tỏa những thắc măc của người đọc. Trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, tại sao lại có việc anh em ruột  24 năm không liên lạc được, đó là điều hết sức vô lý. Tại sao tôi tên Lê Tấn Lực , em ruột lại tên Nguyễn Anh Dũng . Đây là một câu chuyện khá dài , tôi xin phép được kể lại.

Theo lời  của ba tôi, ông nội tôi mất lúc mới 28 tuổi, bỏ lại cho bà nội tôi  bốn người con, 2 trai, 2 gái. Tuần tự đặt tên : THƯỞNG – PHẠT – THỦY – CHUNG . Đặc biệt hai người Thủy và Chung là một cặp sinh đôi. Thấy bà nội tôi còn nhỏ tuổi mà phải chăm sóc bốn đứa con thơ

nên bà cố tôi mới đem ba tôi (PHẠT ) về nuôi . Hồi đó người ta có quan niệm , nếu song sinh là một trai một gái thì rất khó nuôi . Trong khi đó,  Bà cô (em ruột của ông tôi ) chỉ có duy nhất một người con gái, nên đề nghị với bà nội tôi giao người con trai tên Chung cho bà . Hai nhà thì ở gần nhau , chỉ cách một cái mương nhỏ , hơn nữa cô nuôi cháu thì mất mát đi đâu mà sợ . Và rồi bà tôi đồng ý , cái tên thì vẫn giữ , và cái họ thì theo họ của ông dượng , từ họ Lê sang họ Nguyễn , Nguyễn Văn Chung, từ thứ bảy sang thứ Ba , Ba Chung . Còn người cô tên Thủy thì đổi thành Inh ( 6 Inh ) .

Thấy ba tôi côi cút , nên bà cố của tôi rất cưng chiều, ai nói động tới ba tôi thì bà chửi nát , vì vậy mà ba tôi lêu lỏng chẳng chịu học hành gì cả. Riêng chú tôi (gọi chú bảy Chung hay chú ba Chung đều đúng cả) được bà cô và ông dượng rất thương yêu cho ăn học đàng hoàng , lớn

lên thì ông xin vào làm ngành hỏa xa, từ một nhân viên cấp thấp , lần lần ông lên đến chức Chánh sự Vụ Sở Hỏa xa , sau nầy Sở đổi thành Nha thì ông là Giam đốc Nha Hỏa Xa Việt Nam .

Em Dũng sinh năm 1953, lúc đó gia đình tôi rất nghèo , chỉ nói nghèo thì chưa đủ , phải nói là quá nghèo, còn em Dũng thì lại èo uột . Ba má tôi lại vừa bị một cú “ sốc “ lớn, hai đứa con chết vì bịnh trái giống (người chị thứ tư và người anh thứ năm). Má tôi lại bị bệnh tê bại. Có một hình ảnh khắc sâu trong tâm trí tôi cho đến bây giờ . Đó là có hôm ba tôi bảo anh hai tôi ra chợ Cái Mơn hốt thuốc cho mẹ, lúc đó anh hai được 16 tuổi. Trên đường đi anh bị lính chận lấy hết tiền . Thuốc không có mà tiền lại hết , anh không dám về . Mãi đến khi trời tối mịt anh mới về đến , anh kể lại sự việc trên thì ba tôi không tin , ông cho là anh tôi thua bài. Vì chờ quá lâu mà bây giờ không có gì cả , ông kêu anh tôi lên cúi ,  ông lấy cây “ lan can “ bằng gỗ cau già , to bằng ngón tay cái người lớn và dài khoảng một mét . Đây là dụng cụ anh tôi dùng để đi săn chim  . Ông đánh anh cho đến khi cây can bị gảy thì mới ngừng . Sau đó thì ông ôm mặt khóc suốt đêm. Mấy ngày sau , có người cho biết đã thấy cảnh anh tôi bị lính khám xét lấy tiền . Ba tôi quá hối hận nhưng dù sao thì việc cũng đã lở rồi . Còn má tôi vẫn không hết bệnh , em Dũng vẫn cứ èo uột .

Trở lại việc chú tôi , cuộc sống tương đối khá giả nhưng lại buồn vì ông bà kết hôn đã lâu nhưng  không có con . Hình như cả hai ông bà đều mắc bệnh vô sinh . Ông than thở với bà cô và ông dượng là ông bà muốn xin một đứa con nuôi. Bà cô và ông dượng mới gợi ý : Thay vì xin con của người “  dưng “sao bằng nuôi cháu ruột của mình, vừa giúp anh mình lại vừa có được tình cảm đậm đà hơn .

Sau khi thảo luận , ba má tôi rất đắn đo  cuối cùng thì ông bà cũng chấp nhận giao em Dũng cho chú thiếm nuôi dưỡng . Ba má tôi nghĩ sống ở quê tình hình y  tế  khó khăn việc nuôi em Dũng cũng khó. Còn nếu được lên Sài Gòn thì cơ hội sống sót rất cao và rồi sẽ được học hành tốt hơn nữa.

Khi Dũng giáp thôi nôi thì ba má tôi đưa em lên Sài Gòn. Má tôi phải ở lại với Dũng cho đến khi em quen dần với gia đình chú thiếm thì mới về ( cũng hơn 1 tháng ) . Lúc đó , ba tôi rất buồn , nhưng vì là đàn ông nên không để lộ ra mặt, còn má tôi thật đáng thương , có lúc bà như phát cuồng, cứ hể gặp đứa bé trai nào trạc tuổi Dũng thì bà ôm ấp , hôn hít . Đặc biệt chiếc khăn bàn lông dùng để che, đắp cho em ấy thì bà kè kè giữ bên mình , thỉnh thoảng lại đưa lên mũi.

Việc nầy cũng thưa dần cho đến lúc gần cuối đời bà thều thào nói với tôi , hãy để cái khăn nầy vào quan tài khi bà mất .

Từ đó thì em ấy có tên là Nguyễn Anh Dũng . Đến khi Dũng lên  năm tuổi . Chú thiếm cũng thường đưa em về thăm cha mẹ ruột , Dũng gọi chú thiếm là Ba Me , gọi ba má tôi Ba Tư, Má Tư . Có lẽ vì có sự liên hệ huyết thống nên em ấy chỉ thích chơi với hai đứa em gái ruột của mình

( Mười Chị – Mười Em ) và tỏ ra vô cùng quyến luyến . Có món ăn gì ngon , đồ chơi nào tốt thì cho hết cho hai em .

Đến tuổi đi học thì chú tôi cho em vào học trường Pháp ( Jean Jaque Rousseau ). Năm 1971, chú tôi gom góp hết tài sản để lo cho em đi du học theo diện tự túc. Đầu tiên thì sang Bỉ học ngành Quản Trị Kinh Doanh ( ngành nầy thì em không thích ). Một năm sau thì sang Pháp học ngành Y vì đây là mộng ước của em . Có một việc không may xảy ra , đó là em bị bạn bè gạt lấy hết số tiền chi phí ăn ở trọ của mình. Để duy trì việc học, Dũng phải đi làm thuê ( hái nho, làm bồi bàn ) vào dịp hè, nhưng số tiền kiếm được không đủ trang trải chi phí cho một năm. Vậy là em thay đổi kế hoạch, nghĩa là hoc 1 năm, nghỉ 1 năm để đi làm rồi trở lại học tiếp . Tưởng dễ nhưng thật sự không dễ dàng chút nào, vì sau một thời gian nghỉ thì kiến thức không còn được như trước, cuối cùng thì em ấy chọn giải pháp xin nhập Pháp tịch để được cấp học bổng mà học tiếp .

Thay vì học  y khoa để trở thành bác sĩ thì phải hạ cấp học, trở thành Y tá cao cấp. Sau 3 năm thì em tốt nghiệp và học bổng thì cũng bị cắt luôn. Đến khi đi xin việc thì lại gặp khó khăn, các bệnh viện ở Paris đều kín chỗ, cuối cùng thì xin được làm ở một bệnh viện tư , cách nhà hơn 400 cây số , nhưng phải làm vào ban đêm, vì ban ngày họ chỉ dành cho người bản xứ .

Vì cuộc sống bắt buộc em phải chấp nhận, đảo ngược thời gian , lấy đêm làm ngày và lấy ngày làm đêm .

Sau nhiều năm dành dụm ,chắt chịu , Dũng bảo lãnh chú thiếm tôi sang Pháp du lịch ( 6 tháng ) . Một thời gian sau Dũng sang định cư ở Canada. Tới năm 1995 thì về thăm thân nhân được một lần . Có lẻ vì kinh tế khó khăn nên từ đó đến nay em không có về và cũng không liên lạc.

Chợ lách ngày 24 tháng 5 năm 2019

      LÊ TẤN LỰC

( Cựu HS Trưòng TH CHỢ LÁCH )

h2                                                      Cháu Vân Lưu và Lê Tấn Lực

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

H3
CHUYỆN ĐÒ XE VỀ CHỢ LÁCH
Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon...
Xem tiếp...
hinh 3
THĂM ANH LÊ TẤN LỰC
Hôm về Chợ Lách nghe tin anh Lê Tấn Lực, CHS lớp đệ thất (NK1960) bị đột quỵ nên Lương Minh cùng với...
Xem tiếp...
pHAN LE
TÔI ĐÓNG VAI PHÀN LÊ HUÊ
Năm 1963 thầy Nam dẫn tôi và chị Dễ (chị Tư) về Chợ Lách đi học, tôi vào lớp nhất học với thầy Châu,...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

438
NHÓM THCL ĐI VIẾNG NGÔ QUANG BỬU
Tối 22/4, nhóm Trung Hoc chợ lách ở Sài Gòn gồm thầy Nguyễn Khắc Minh, THanh Tùng. Phương Chi và Phương...
657
BỬU ƠI !
Bửu ra đi không là nổi bất ngờ với bạn bè. Cách đây hơn hai năm khi nhóm bạn bè Tống Phước Hiệp chuẩn...
CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 28
Lượt truy cập: