Trung Học Chợ Lách

Ni Sư DIỆU LIÊN

Ngày đăng: 23/07/2022, 11:23 sáng, ý kiến phản hồi (0)

Ni Sư Diệu Liên thế danh Lương thị Sây , Sinh năm 1893, người gốc Gia Định Sài Gòn. Thân phụ là ông Lương Phùng (gốc Hoa) , mẹ là bà Huỳnh Thị Phụng ( tên thường dùng Huỳnh Thị Lượm)

Phật tử và dân chúng ở Cái Nhum có gọi Ni Sư với tên thân quen là ” Bà Năm”.chính bản thân tôi cũng có thói quen gọi bà là bà ngoại Năm ( bà là chị thứ năm còn bà ngoại tôi thứ sáu). Tôi xin phép gọi theo thói quen là bà Năm nhé.

Tôi không nhớ rõ bà Năm xuất gia năm nào, chỉ nghe kể lại năm ba mươi mấy tuổi, bà trốn gia đình để đi xuất gia. Thời gian đầu sợ gia đình tìm gặp, nên bà ra đảo tu học, đến năm bốn mươi tuổi, khi thọ tỳ kheo ni giới xong được một thời gian bà trở về Sài Gòn.

Lúc nhỏ tôi có nghe bà kể lại câu chuyện: khi về Sài Gòn, thời gian đầu bà có gặp cô bạn thân, cô bạn nầy nói với bà, có cô bạn mới tu nghe bà về nên muốn gặp, bà Năm đồng ý và hẹn thời gian địa điểm. Đến ngày hẹn bà đi đến địa điểm, từ khoảng cách hơi xa, bà đã thấy bóng dáng một người mặc đồ tu, đầu che khuất bởi nón lá, khi đến cận bên, gỡ nón lá ra bà mới phát hiện là ông Năm. Ông Năm vừa nói vừa rơi nước mắt ” bà bỏ chồng con đi tu vậy có thành gì không? “, Bà Năm cười xòa, tay gỡ khăn đội, vuốt đầu trọc trả lời ” Giờ thành bà vải rồi” .

Từ đó bà rời khỏi Sài Gòn,  cũng đi tu ở mấy chùa, đến năm 1942, bà về đến chùa Vĩnh Hội ( nay là chùa Phước Tường), thuộc tổng Tân Thiềng huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, nay là thị trấn Cái Nhum huyện Mang thít, tỉnh Vĩnh Long.

Đến năm 1945, được con nuôi của thầy Thích Phước Minh (đã mất trước khi bà Năm về) là ông Nguyễn Văn Tri, làm giấy hiến cúng ngôi chùa Vĩnh Hội lại cho bà . Đó là thời Pháp thuộc, nơi đây chỉ cách chợ một cây số, nhưng là nơi đồng ruộng ít dân cư. Ngôi chùa chỉ là căn nhà lá nằm trên miếng đất năm công của ông cả Tất hiến cúng. Khi chính thức nhận ngôi chùa, bà Năm bắt tay vào việc tu sửa lại, thời đó dân chúng nơi đây còn rất nghèo, nên thỉnh thoảng bà phải về Sài Gòn vận động bạn bè, con cháu trợ giúp. Bà mua lại mấy căn nhà gỗ củ của điền chủ, sửa lại làm nhà mái lợp ngói vách ván.

Đến năm 1962, chùa được quận trưởng quận Minh Đức (tên quận trước 1975) là ông thiếu tá Khương, vận động tài trợ cất lại căn chánh điện nhỏ xây tường lợp ngói, lót gạch tàu. Ngày khánh thành, bà Năm đổi tên chùa Vĩnh Hội lại thành chùa Phước Tường. Lúc đó tôi đã chín tuổi nên còn nhớ lại phần nào.

Đến năm 1963 mẹ tôi về chùa xuất gia với bà Năm, được đặt pháp danh là sư cô Huệ Thành, nên tôi cũng thường xuyên về chùa vào những ngày nghỉ hè

Bà Năm có lối sống thanh đạm và đầu óc tổ chức, ngôi chùa tuy nhỏ nhưng có sáu đệ tử, đa số lớn tuổi không biết chữ, chỉ có sư cô Huệ Thành là trẻ nhất cũng đã bốn mươi sáu tuổi và có học chút đỉnh, nên bà giao làm tri sự, còn sư cô Diệu Liễu biết chữ nên giao trách nhiệm tụng kinh công phu, bốn bà còn lại được phân công việc trong chùa ( một thị giả hầu thầy, một nấu cơm, hai làm vườn).

Trong năm, ngoài những lễ giỗ và rằm lớn, hàng tháng chùa có tổ chức cúng sám hối, vào ngày mười bốn và ba mươi ( tháng thiếu thì hai chín). Vì thời chiến tranh đi lại khó khăn, nên lễ cúng được tổ chức vào một giờ trưa, có lúc vài Phật tử ở xa dắt nhau đến chùa trước một ngày, mỗi kỳ lễ cúng có chừng mười đến hai mươi  Phật tử.

Tôi còn nhớ có nữ Phật tử tên Mười Khế,thường xuyên không bao giờ vắng mặt, tuy không biết chữ, nhưng kinh sám hối bà Mười thuộc lào. Nhà bà ở vườn cách chùa chừng ba cây số, có một lần cúng sám hối, bà Mười bị mấy dân quân du kích chận lại không cho đi ( lúc chiến sự đang căng), bà đi xuồng không được thì đi bộ, ba lần bị bắt gặp đuổi về, tới lần thứ tư bà Mười mới lẻn đi đến chùa được.

Bà Năm là người có trình độ và tốt tướng, thời của bà, người nữ học hết bậc tiểu học như bà là hiếm rồi, tuy vậy bà Năm ít chịu lên bàn giảng pháp, thường thì sau khi cúng , bà bảo Phật tử tập trung lại ngồi gần nghe bà kể chuyện đạo, khuyên đệ tử thường xuyên niệm Phật. Những đứa cháu lớn nhỏ bọn tôi về chùa, bà thường bảo cùng bà ra vườn nhổ cỏ vừa nghe bà giảng dạy.

Lúc tôi thường xuyên về chùa, là còn thời chiến tranh, bà Năm là người có uy tín lớn với chính quyền địa phương cả hai bên, còn với Phật tử và dân chúng địa phương rất yêu quý tôn kính bà.

Với chính quyền quận Minh Đức thời đó, vị quận trưởng nào mới đổi về, đều đến viếng chùa và thăm bà Năm. Còn với phía Cách Mạng cũng rất nể nang bà, thời đó có một cụ bà tên bà Ba Nà, nhà ở Cầu Bò cách chùa vài cây số, là Phật tử của chùa và cũng là người liên lạc bên trong, thường xuyên ra cúng chùa, bà Năm thường gởi thuốc men và đồ ăn cho mấy chú dân quân du kích ở địa phương ( bà vì lòng nhân ái chứ không có xu hướng chính trị). Có thời gian chính quyền quận Minh Đức có cất một trạm xá gần chùa, chưa tới một trăm mét, qua liên lạc của bà Ba Nà, bên Cách Mạng hỏi ý kiến bà Năm để cho mìn phá sập trạm xá, bà Năm không đồng ý vì gần chùa sợ ảnh hưởng, từ đó trạm xá được yên ổn hoạt động.

Có một câu chuyện mà hôm đó tôi trực tiếp tiếp chuyện, khoảng sau tháng 4/75 vài tháng, có một  cán bộ lớn tuổi của huyện Cái Nhum, chủ tịch mặt trận huyện, tên là Sáu Đài ” chú Sáu Đài” đến viếng chùa và hỏi thăm bà Năm, tôi cho biết bà Năm đã mất năm 1969, chú rất tiếc, vì chú tìm bà Năm  tham gia Mặt trận TQ huyện, chú kể bà Năm là ân nhân đã cưu mang và cứu chú thoát chết.

Ngồi nghe chú Sáu tâm sự lại chuyện xưa: lúc trẻ chú tham gia Việt Minh và chịu trách nhiệm nằm vùng tại đây (thời chống Pháp). Trong khu vườn chùa bà Năm có làm một căn hầm nhỏ, để ban ngày chú Sáu trú ẩn, ban đêm ra hoạt động, có ông đạo nhỏ trong chùa tên Nhẫn, chịu trách nhiệm đem cơm nước để ở miệng hầm, rồi giả vờ làm tiếng chim kêu ra ám hiệu, chú hí nắp hầm lấy cơm.

Có một đêm chú Sáu bị lính Tây ruồng bố không chỗ trốn, bà Năm cho chú trốn ở hậu liêu, xong bà ra mở cửa cho lính Tây vào. Bà mời lính Tây uống trà nói chuyện vui vẻ, lính Tây thấy nơi ngôi chùa nhỏ vùng hẻo lánh, lại có một sư cô lớn tuổi lịch sự, nói tiếng Pháp lưu loát, nên  uống trà nói chuyện vui vẻ, lính Tây rút lui, nhờ thế mà chú Sáu thoát nạn.

Còn nói về cái chết của bà Năm cũng là một huyền thoại  thời đó. Đêm tối ngày 21/ 02/1969 âm lịch, sau thời kinh buổi tối xong, bà Năm họp hết ni chúng trong chùa, khi đó sư cô Huệ Thành chịu trách nhiệm tri sự, nên được bà bàn giao trách nhiệm lại. Bà Năm giao chìa khóa tủ và còn vài trăm đồng ngân quỹ chùa, bà căn dặn: Thầy đã làm giấy hiến chùa cho giáo hội Lục Hoà Tăng, tỉnh Vĩnh Long và đã giao tất cả giấy tờ về giáo hội giữ, thầy chết thì giáo hội sẽ cử người xuống sắp xếp mọi việc,  ” thầy biết khi thầy chết, thời gian sau chùa nầy sẽ có tình trạng đông thầy sãi mà không ai đóng cửa chùa, các con phải cố gắng”.

Xong bà Năm vào hậu liêu nghỉ ngơi, chừng hơn một tiếng sau, sư cô Diệu Hồng là thị giả nằm gần bên ( hai giường nhỏ cách nhau một mét), giật mình và phát hiện bà Năm đã viên tịch, trong tư thế nằm nghiêng bên phải, như hình ảnh đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Lúc ấy khoảng 21giờ ngày 21 tháng 02 năm kỷ dậu ( ngày 07/04/1969 dương lịch).

Ni Sư DIỆU LIÊN cao đăng Phật Quốc, hưởng thọ 77 tuổi, hạ lạp 37 năm.

20_07_2022

THÔNG VĂN

(Thích Thiện Thảo)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

H3
CHUYỆN ĐÒ XE VỀ CHỢ LÁCH
Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon...
Xem tiếp...
pHAN LE
TÔI ĐÓNG VAI PHÀN LÊ HUÊ
Năm 1963 thầy Nam dẫn tôi và chị Dễ (chị Tư) về Chợ Lách đi học, tôi vào lớp nhất học với thầy Châu,...
Xem tiếp...
anh-chup-man-
CHUYỆN THI ĐỆ THẤT
Từ trường Nam tỉnh lỵ Vĩnh Long theo thầy Nam về Trường tiểu học Chợ Lách học lớp nhì (lớp 4). Năm đầu...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

432768164_3690210511220678_6615087176361817088_n
BÁN SÁCH GÂY QUỸ KHUYẾN HỌC TRẦN VĂN KHÊ
Cuốn sách “Trần Văn Khê – Trăm năm Tâm và Nghiệp” dày 360 trang gồm 58 bài viết của 50 tác giả...
Truong Phu
CHÚC MỪNG SINH NHẬT THẦY TRƯƠNG QUỐC PHÚ
Ngày 21/3 là sinh nhật Trương Quốc Phú, GV Pháp văn trường THCL, anh hoạt động trong lãnh vực âm nhạc...
nem lui
11 Món Việt vào danh sách "đồ ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á"
Xôi, phở, bánh mì, bánh cuốn, nem lụi Việt được gọi tên trong “100 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam...
4322
LỚP ĐỆ THẤT NK69 HOP LẦN THỨ 8
Ngày 9/3/2024, Lớp đệ thất A1 NK : 1968-1869 đã có buổi họp bạn lần thứ 8 tại thị trần Chợ Lách, sau...
quan-chay-da-nang-1_1630824683
CHÚC MỪNG SINH NHẬT SONG THU
Ngày 10/3 là sinh nhật anh Lương Văn Thế, bút danh Song Thu, CHS trung học Chợ Lách. Anh là trưởng nhóm...

LỜI DẪN

Tin nhà

h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
h1
BA LẦN ĐỌC VUA QUỶ
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 7
Lượt truy cập: