Trung Học Chợ Lách

LINH MỤC HOÀNG KIM ĐẠI- SỐNG PHỤNG SỰ XÃ HỘI

Ngày đăng: 19/08/2021, 10:19 sáng, ý kiến phản hồi (3)
Trưa này, lướt face book thấy bạn bè ở Chợ lách đưa hình LM Hoàng Kim Đại, tôi thắc mắc không biết vì sao nhắc nhở. Hôm trước , tôi có về Hòa Nghĩa ghé thăm các dì sống trong nhà thờ Chợ Lách khi nào kỷ niệm ngày mất nhớ cho tôi hay để tôi có dịp thắp nén nhang cho linh mục. Thế nên, không có tin gì mà nay có nhiều người nhắc nhở , tôi thắc mắc hỏi thì thầy Trương Quốc Phú, nguyên nhạc trưởng nhà thờ Chợ Lách cho biết đó là ngày giỗ.
\Tôi về Chợ lách sống năm 1978, những giáo dân cho biết cha sở Chợ Lách thường giảng đạo theo khuynh hướng vì xã hội nên bà con nói Cha Đại là cha quốc doanh. Thế nhưng chính quyền địa phương thấy ông góp ý vào việc làm không đúng, nên coi ông là thành phần nguy hiểm ! Một con người lạ lùng như vậy gây sự tò mò nên tôi thường đến ông để tìm hiểu và ông thấy tôi không phải là người được phái đến theo dõi nên ngày càng thông cảm nhau hơn.
Sở thích của ông là phụng sự xã hội, có lẽ những linh mục thân quen của ông đều có tham gia trong Ủy ban Đoàn kết Công Giáo như LM Phan Khắc Từ, LM Huỳnh Công Minh…Trước đây , ông là độc giả của tạp chí Đối Diện của nhóm Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Chân Tín và sau này ông cũng ủng hộ tờ Công Giáo Dân Tộc (CGDT) nên hàng tuần lấy báo về phổ biến lại cho giáo dân. Tôi lúc đó cũng là độc giả dài hạn của CGDT , lấy báo đọc cuối tháng tính tiền.
Đối với người ngoại đạo như tôi thì câu chuyện trao đổi không phải là giáo lý mà là những đề tài trong báo Khoa Học Phổ thông. Tôi và ông đọc để có thêm kiến thức nuôi thỏ, nuôi dê , nuôi gà và sau này ông có làm thêm tổ hợp tác dệt chiếu cho nhà thờ để các dì và giáo dân có việc làm. Ông không giàu nhưng bà con của ông ở Sài Gòn ai cũng khá giả , họ cho ông chiếc xe hơi cũ để làm chân đi lại, ấy vậy mà ông bán đi để có vốn xây dựng HTX Dệt chiếu. Ông thỉnh thoảng về Tân Bình thăm bà dì ruột có khi được biếu cho cái TV cũ, khi thì máy đánh chữ cũ để làm việc.
Là người thích chơi thể thao, ông làm ra sân cầu lông trong khuôn viên nhà thờ để mọi người trong thị trấn có thể tham gia. Thích làm chuyện xã hội nên ông lấy ra một phòng của nhà thờ làm nhà dưỡng lão, nuôi những người già neo đơn. Năm 2005, ông còn bày ra “Nồi cháo tình thương” mà bây giờ dân Chợ Lách đã làm theo ở Bệnh viện Chợ Lách, BV Cù Lao Minh.
Nhớ những năm trước khi cầu Chợ Lách bị xà lan đụng gãy, chính quyền để lâu quá không sửa, ông làm đơn kêu gọi mọi người đóng góp và đệ trình lên huyện xin được xây theo phương án xã hội hóa. Việc làm này chẳng những không được ghi điểm mà bị soi động cơ nào hành động như vậy? Thật ra, quen với ông lâu, chưa bao giờ nghe ông chưỡi bới chế độ , nhưng ông lại sống theo Tuyên ngôn của Hội Nghị Giám mục Á Châu năm 1970: “ Chống bất công bất cứ từ đâu đến” mà sống như vậy thì khỏi bàn cũng biết, có kẻ phiền lòng !!
Ông được thụ phong linh mục năm 1972, lúc mới 27 tuổi, về xã Long Thới làm linh mục phó ở họ đạo Cái Nhum, đến năm 76 được Giám mục Vĩnh Long bổ nhiệm làm cha Sở họ đạo Chợ lách, phụ trách luôn nhà thờ Bình An và nhà thờ Thới Lộc (sau khi cha Toma Vẻ nghỉ).
Ở họ đạo Chợ lách gần 25 năm, biết nhiều về địa phương, ông nghĩ đến việc viết cuốn lịch sử họ đạo Chợ Lách, công việc sưu tầm và tìm hiểu từ nhân chứng sống của ông không biết hoàn chỉnh chưa vì năm 1995 tôi đã rời Chợ Lách về Sài Gòn.
Năm 2011, nghe tin ông được Tòa Giám Mục thuyên chuyển về nhà thờ Phú Thuận, huyện Bình Đại. Vậy là mỗi khi về Chợ lách tôi không còn một địa chỉ thân thuộc để ghé thăm. Có những kỳ ông đi khám bệnh ở TPHCM , ông có nhắn tôi và Nguyễn Công Quý, giáo dân Chợ Lách đến hỏi thăm sức khỏe. Vì cảm cái tình đó mà năm 2012, tôi cùng với nhà văn Hàn Vĩnh Nguyên đi Phú Thuận, Bình Đại thăm ông. Cứ nghĩ là ở xã cơ sở nhà thờ nhỏ, vùng biển xa xôi thiếu thốn nào ngờ đến Phú Thuận thì ở đó xứ đạo có phần lớn hơn ở huyện Chợ Lách. Vậy thì mừng cho ông.
Cách nay đúng ba năm (18/8/2018), trước đó mấy ngày, tôi nghe nói ông về Hòa Nghĩa, huyện Chợ lách dưỡng bệnh, định sáng qua Hòa Nghĩa thăm, nào ngờ đến nơi thì ông vừa mất cách đó vài giờ, hưởng thọ 73 tuổi. Tôi bùi ngùi đứng nhìn xe cứu thương chỡ ông về Vĩnh Long để ngày sau đó làm lễ đưa ông an nghĩ ở đất thánh Tân Ngãi, Tp.Vĩnh Long.
Sinh ra tại Nam Định, lớn lên về Chợ lách sống với giáo dân và chọn xứ Trái cây làm quê hương thứ hai do đó ông để lại nhiều thương tiếc cho bà con họ đạo Chợ lách.
18-08-2021

    LƯƠNG MINH

(Viết trong ngày giỗ lần thứ 2)

3 bình luận

  1. Cám ơn bài viết của anh Minh Luong. Ông là Cha đỡ đầu Thánh Giuse của em lúc em chuẩn bị lập gia đình. (Vo Thanh Tung)

  2. Tôi cũng đã có 2 khoá học dự thính ở trường Thánh Mỹ Sơn vào năm 1972,1973, lúc ấy cha Hoàng Kim Đại là hiệu trưởng, còn có những thầy cô như thầy Chín Vui, thầy Lộc, cô Tịnh, cô Triếp là chị cả của tôi …
    Cha Đại là người rất mẫu mực, vui tính và có cuộc sống rất hoà đồng cùng với mọi người trong vùng nói chung , giáo dân nói riêng, cha Đại lúc nào cũng xem chuyện lợi ích của xã hội lên trên , sống gần gũi với người dân xung quanh nên ai ai cũng đều quý mến và trân trọng cha. Năm 2008 có dịp về thăm quê vợ chồng tôi có tới viếng thăm cha, lúc đó cha còn khỏe mạnh lắm, cha rất vui khi nghe dì sáu báo tin, cha cho phép gặp ngay, trò chuyện và lễ viếng Chúa xong chúng tôi tạm biệt cha ra về mà trong lòng vẫn còn mang một nỗi niềm lưu luyến.
    Sau này nghe cha bạo bệnh và về bên đất Chúa chúng tôi không khỏi ngậm ngùi ,vô cùng thương tiếc… (Hoài Thương)

  3. Thương Cha Đại vì Cha rất hiền, dễ chịu và nhiệt tình trong mọi việc mà Chúa trao ban cho Cha. Cầu xin Cha sớm về hưởng tôn nhan Thánh Chúa.(Hải Đăng)

Trả lời Hoài Thương Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
Xem tiếp...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...
Xem tiếp...
h4
NGUYỄN TRỌNG TẠO, NHÀ THƠ ĐA TÀI
Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình Nho học ở làng Trường khê (nay là Diễn...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...
h4
NGUYỄN TRỌNG TẠO, NHÀ THƠ ĐA TÀI
Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình Nho học ở làng Trường khê (nay là Diễn...
Muoi Xê
LÃO GIÀ 80 TUỔI ĐI HOP LỚP !
Hôm 26/3, tại cuộc hop lớp của NK60-64, tôi gặp cậu Muời Xê, cậu năm nay 80 tuổi, mấy năm trước cậu không...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 20
Lượt truy cập: