Trung Học Chợ Lách

NGƯỜI THẦY CÓ LÒNG VỚI TÂN THIỀNG (bài 2)

Ngày đăng: 21/02/2019, 9:14 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Hồi đó có những việc hết sức bất công và nghịch lý , đó là lớp tiếp liên. Lớp nầy dành riêng cho những anh chị bị trượt kỳ thi đệ thất , có người học lớp nầy 3 – 4 năm , cứ hể thi rớt là làm giấy khai sinh khác, rồi thay tên đổi họ khai bớt tuổi ( quy định để thi vào Đệ thất là từ 11 đến 15 tuổi ) , do đó tuy cùng một lớp nhưng chênh lệch nhau 3-4 tuổi là chuyện thường . Cái bất công thứ hai, đó là lớp nầy chỉ chuyên học các môn liên quan đến cuộc thi như : luận văn ,toán ,câu hỏi thường thức . Trong khi đó học sinh lớp nhứt phải học tất cả các môn , như vậy thì thời gian dành cho các môn thi lại ít hơn lớp Tiếp Liên . Nhưng khi vào phòng thi  thì hết sức công bằng , tất cả đều phải làm chung một đề không phân biệt lớp tiếp liên hay lớp nhứt . Vì ít tuổi hơn , thời gian học cũng ít hơn lại là thi tuyển nên thành thật mà nói chúng tôi không tự tin lắm . ,trong khi đó việc tuyển chọn cũng rất khắc khe, số thí sinh dự thi có cả ngàn, nhưng số được tuyển chỉ có một trăm. Do đó đa số chúng tôi đều làm được bài , nhưng hy vọng thì rất mong manh …

Nhưng thật hết sức bất ngờ, học sinh của Trường Tiểu học Tân Thiềng đậu được 10 em, trong số 20 bạn có đủ điều kiện dự thi (đạt 50 %), quả là một con số lý tưởng. Riêng các anh không đậu ở kỳ thi trước, nay tất cả đều đỗ, như : anh Chơn , anh Phúc , anh Được,  anh  Y ( mấy anh nầy học lớp tiếp liên Chợ Lách ) .

Lại có  một tin cực vui đến với chúng tôi , là năm đó quận Chợ Lách đươc mở Trường Trung hoc ,  học sinh là những người thi đậu vào Trường TH Tống Phước Hiệp- Vĩnh Long được về học gần nhà.

Trong kỳ thi vừa qua, nay chỉ cần gạn lọc lại , nghĩa là học sinh nào thuộc địa bàn quận Chợ Lách thì đưa về học trường TH Chợ Lách. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên đó là sĩ số đậu đệ thất vừa đủ cho một lớp. Như vậy, chúng tôi là những học sinh đầu tiên của Trường TH Chợ Lách ( Về tiểu sử của trường thì anh Nguyễn Văn Hương  đã viết rất hay và rất đầy đủ)

NHỮNG  SINH HOẠT THƯỜNG XUYÊN CỦA THẦY.

Không biết thầy đi ra khỏi nhà từ lúc nào , nhưng đúng 7 giờ là thầy có mặt tại trường , mà đường đi lại khá xa , phải hơn 5 cây số. Lối đi duy nhất là đi trên bờ mẫu, lúc nắng ráo thì không có gì nhưng gặp lúc mưa dầm hay nước ngâp thì vất vả vô cùng. Ngoài bộ bà ba đen , chiếc khăn rằng ,cái nón lá ,thầy phải cầm theo một khúc cây nhỏ để làm gậy dò đường, vậy mà có khi chưa tới trường thì người thầy đã sủng ướt . Có những hôm vì mùa vụ gấp rút, thầy phải tranh thủ thức khuya dậy sớm, đứng trục rồi mới tới trường, có vài vết bùn còn dính lại trên cổ vì chưa kip lau sạch .

Mang tiếng là Chợ nhưng chợ Cái Tre lúc bấy giờ chỉ có duy nhất một tiệm tạp hóa của bà Sáu Sinh.  Tiệm chỉ bán kim chỉ , nước mấm, dầu lửa….chứ đâu có bánh trái gì  . Đối diện với tiệm Bà Sáu là tiệm thuốc Bắc của thầy Năm Nhỏ, bán thuốc cao đơn hoàn tán. Còn chợ thì chỉ có lèo tèo mươi người đến họp , hàng hóa là con cá hay nắm rau,  không có tiệm bán thức ăn nào .Như vậy là sáng thầy ăn cơm ở nhà ,trưa thì tìm chỗ nghỉ tạm rồi dạy tiếp buổi chiều .

Đến năm 1968 (sau Tết Mậu Thân ) nhà cửa ,ruộng vườn của thầy bị bom đạn tàn phá tơi bời. Để an toàn cho bản thân và gia đình, thầy chuyển về ở gần trường, cất tạm một ngôi nhà nhỏ trên đất của một phụ huynh để tiện cho việc dạy học.

YÊU NGHỂ

năm 1968 , trong lần về thăm nhà ,tôi có đến thăm thầy. Thầy nói: “ Thầy tưởng các con chê cái nghề nầy , nay có được mấy đứa nối nghiệp ,Thầy có  chết cũng mãn nguyện “ . ( Trước chúng tôi có anh Nguyễn Tân Lộc, tốt nghiệp Trường Sư Phạm Sài Gòn ,về dạy ở trường TH Ba Càng , rồi làm hiệu trưởng trường nầy hay anh Lâm Văn Thành , học Sư phạm Vĩnh Long , ra trường năm 1967, anh dạy ở Bạc Liêu  một thời gian , sau chuyển về quê và thay thế thầy làm

Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Thiềng . Còn tôi lúc đó mới vào học trường Sư phạm Vĩnh Long được một năm . Dù không nói ra ,nhưng ai cũng biết : Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người làm nghề dạy học ,đó là có được những học trò thành đạt (ở đây tôi chỉ nói là thành đạt về phương diện học vấn mà thôi) .Trước chúng tôi có Anh Lê Văn bảy ,học Đại học Sư Phạm Cần Thơ, đậu cử nhân Vạn Vật . Cùng một lớp với tôi có  anh Nguyễn văn Hương , tốt nghiệp Vỏ bị Đà Lạt hệ 4 năm . Sau nầy có anh Mai Chí Hiếu, giáo viên Cấp 3 , và là Hiệu Trưởng Trường Trung học Bán Công Chợ Lách  hay anh Bùi Văn Kế- Kỷ sư Hóa Học . Riêng số anh chị em là giáo viên cấp 1 , cấp 2 hoặc sĩ quan cấp úy thì nhiều lắm . Đối với những nơi khác thì đây chẳng là gì cả nhưng đối với quê tôi, một xứ sở quá nghèo ,việc học hành lại quá khó khăn thiếu thốn trăm bề , được thành quả trên là một điều đáng tự hào .

PHONG CÁCH CỦA THẦY.

Hồi đó cứ mỗi lần nghe Thanh Tra đến trường thì giáo viên sợ xanh mặt ,còn hiệu trưởng thì lo lắng mất ăn , mất ngủ . Nhưng thầy Thông thì rất bình thản, xem như  chẳng có chuyện gì xảy ra . Bấy giờ Ty Tiểu Học Vĩnh Long có hai ông Thanh Tra ,đó là  ông Trần Văn Xường và ông Lê Văn Hòa  ,hai ông nầy mỗi khi gặp thầy đều nói : Chào anh Thông và bắt tay thầy một cách trân trọng .

Năm 1959 , Chợ Lách  đổi về ông quận trưởng mới ,ông nầy tên Chính ( tôi không biết họ) đây là vị quận trưởng dân sự cuối cùng. Buổi sáng bên nhà làng báo cho biết là chiều nay quan quận sẽ tới thăm trường. Được tin, thầy dạy cho học sinh lớp nhứt lập thành một dàn chào, học sinh thì đứng hai hàng song song ,giáo viên thì đứng hàng ngang hình chữ U.

Sau  khi làm việc ở bên làng xong , ông quận trưởng mới qua viếng trường. Thật hết  sức ngạc nhiên ,thay vì đi vào cổng chào, ông ấy lại đi sau lưng chúng tôi (không biết giữa hai người có giao tình trước hay không) ông quận trưởng đến bắt tay thầy và nói, chào anh Thông, rồi ông mới trở lại đi vào cổng và tới bắt tay mấy thầy kia .

Cũng có người nói rằng thầy từng đi du học bên Pháp , điều nầy thực hư không rõ, chỉ biết rằng thầy rất thích dạy tiếng Pháp , vào học lớp nhì thì thầy bắt đầu dạy tiếng Pháp cho chúng tôi , vở lòng là những bài học về các bộ phận trên cơ thể con người , sau đó là những vật dụng xung quanh ,những công việc thường ngày …cuối năm là những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine . Cũng không có ít người vốn tiếng Pháp không được bao nhiêu ,để chứng tỏ mình là người hiểu biết, khi nói chuyện lại pha trộn tùm lum ,kiểu nửa nạc nửa mở , khiến người nghe vô cùng khó chịu . Với thầy thì tuyệt đối không có việc nầy. Thầy nói với chúng tôi rằng : Tiếng Việt của mình đủ khả năng diển đạt tất cả ,cần gì phải vay mượn ..Có lẽ vì ảnh hưởng bởi tư tưởng nầy nên đa số chúng tôi khi lên Trung học đều chọn học sinh ngữ Pháp (90%) mặc dù  thời điểm đó phong trào học tiếng Anh bắt đầu nở rộ.

Đến khi trở thành một công chức ,có chút hiểu biết về ngạch trật, tôi luôn thắc mắc là ở vào thời của thầy, người ta chỉ cần có bằng Trung học đệ nhất cấp (Diplome ) thì có thể xin làm công chức , nhập ngạch thơ ký hành chánh rồi làm quận trưởng hoặc trưởng ty nầy nọ, đàng nầy thây lại có cả bằng tú tài  nếu tham gia chính quyền chắc chắn vị thế không nhỏ . Còn nói về kinh tế thì với số tài sản kếch xù, thầy đâu cần bận tâm về vấn đề cơm áo gạo tiền . Đàng nầy thầy lại chọn làm thầy giáo làng ở một nơi nghèo khổ , heo hút  thật là khó hiểu….Cho đến một hôm…….

,                       THẦY ƠI ! BÂY GIỜ EM ĐÃ HIỂU .

Trong một lần về thăm nhà (sau năm 1975) tôi chèo xuồng đến thăm thầy ở khu vườn cũ Khu vườn nầy trước đây bị chính quyền cũ trưng dụng để làm hậu cứ cúa  đại đội 313 ĐPQ. Lúc nầy thầy già đi nhiều ,tóc bạc trắng như bông ,bước đi chậm chạp  ,nhưng giọng nói thì vẫn còn rõ và ấm áp như ngày nào . Nhin thầy khệ nệ bưng từng thúng đất để lấp mấy cái lổ ,tôi cảm thấy xót xa . Gặp được tôi, thầy vui lắm, dẫn  tôi vào cái chòi nhỏ mà thầy dựng tạm để tiện cho việc sinh hoạt. Thầy ở có một mình, vợ thầy và các con đi làm chưa về .

Sau vài câu thăm hỏi, thầy bắt đầu tâm sự :  “Các con biết không, ở đâu cũng vậy ,người nông dân mình luôn nghèo khổ và thiệt thòi đủ thứ , mà một trong những nguyên nhân dẩn đến cái khổ đó là sự dốt nát. Thầy chỉ muốn đem chút ít hiểu biết cúa mình giúp cho bà con bớt dốt nghĩa là bớt khổ . Nhưng tiếc rằng…”.Nói đến đây thầy ngừng lại ,tôi nghe một tiếng nấc nhẹ từ cổ họng thầy , bất  chợt  tôi thấy hai hàng nước mắt chảy xuống đôi gò má nhăn nheo … Thầy nói tiếp: Thầy không còn làm được nữa, thôi thì trông cậy vào các con vậy .”

Chứng kiến hình ảnh nầy ,tôi cũng không kềm được sự xúc động , tôi muốn nói thật to :  “Thầy ơi, bây giờ con đã hiểu” .

Thầy của chúng tôi là như vậy đó . Hình như suốt  đời Thầy chỉ có cho đi mà không bao giờ được nhận lại dù chỉ là một lời khen . Có một lần tình cờ tôi nghe được ai đó nói rằng :” Nếu ở Tân Thiềng nầy dùng tên Quách Văn Thông để đặt cho một trong hai ngôi trường ở đây thì có ý nghĩa biết bao !

Viết xong ngày 15 tháng 10 năm 2018 .

  LÊ TẤN LỰC      

( học trò của thầy Thông)

  • Chú thích ảnh: Chợ tân Thiềng (chợ cái Tre ngày nay)

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

H3
CHUYỆN ĐÒ XE VỀ CHỢ LÁCH
Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon...
Xem tiếp...
hinh 3
THĂM ANH LÊ TẤN LỰC
Hôm về Chợ Lách nghe tin anh Lê Tấn Lực, CHS lớp đệ thất (NK1960) bị đột quỵ nên Lương Minh cùng với...
Xem tiếp...
pHAN LE
TÔI ĐÓNG VAI PHÀN LÊ HUÊ
Năm 1963 thầy Nam dẫn tôi và chị Dễ (chị Tư) về Chợ Lách đi học, tôi vào lớp nhất học với thầy Châu,...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

438
NHÓM THCL ĐI VIẾNG NGÔ QUANG BỬU
Tối 22/4, nhóm Trung Hoc chợ lách ở Sài Gòn gồm thầy Nguyễn Khắc Minh, THanh Tùng. Phương Chi và Phương...
657
BỬU ƠI !
Bửu ra đi không là nổi bất ngờ với bạn bè. Cách đây hơn hai năm khi nhóm bạn bè Tống Phước Hiệp chuẩn...
CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 12
Lượt truy cập: