Trung Học Chợ Lách

Đêm tạ từ của Đào văn Lộc

Ngày đăng: 05/01/2015, 10:02 chiều, ý kiến phản hồi (16)

Những kẻ yêu nhau sợ nhất là đêm tạ từ, bởi vì sau đó biết ra sao ngày sau, có còn gặp lại người thương hay là buổi chia tay mỗi người mổi ngã. 

 

 

ĐÊM TẠ TỪ

Thôi thì tạm biệt,hởi anh yêu?

Hãy cố quên đi những buổi chiều,

Lệ đẫm khăn tay,em vẫn giữ,

Khô giòng dư lệ,mãi buồn thiu

Tình chung sãi cánh bay đi mất,

Lỗi hẹn về đâu buổi xế chiều?

Tựa cửa song thưa em vẫn đợi,

Nghe hồn thổn thức tuổi vào yêu,

Đào Văn Lộc

 

Lộc tặng các bạn THCL tuổi mới vào yêu,và đã yêu ,

16 bình luận

  1. Anh Lộc ới ời !
    Thế cái tuổi già qua thời yêu thì dao nhỉ ?

    Thương cái tuổi già quá thời yêu
    Chưa yêu thì tuổi đã xế chiều
    Ngó trước trông tìm hoài chẳng có
    Nhìn lui trống rỗng mặt buồn thiu
    Chờ người điểm hẹn không dám bước
    Đón đợi đông sang mỗi buổi chiều
    Trông về nơi ấy bao giờ gặp ?
    Chẳng biết tìm ai gửi tim yêu ?

    1.                                          THÂN PHẬN                                                  

                                Thôi được từ đây tôi không yêu,!!!

                                  Vì tôi sợ lắm mỗi buổi chiều,

                                    Nó đến rồi đi sầu dử lắm,

                            Tuổi già chậm chạp thật buồn thiu !!!,

                                    Nếu có tình yêu thì xin giử,

                               Bằng không buồn lắm hởi ai yêu?

                                   Tình yêu chỉ để cho tuổi trẻ,

                                 Có khỏe vì đâu buổi xế chiều !!!

       

                

                     

      1.       Em phản đối anh Lộc vụ nầy nhen, trẻ yêu theo kiểu trẻ, già yêu kiểu già à nghen, tự nhiên anh biểu tình yêu chỉ để dành cho tuổi trẻ , thế già sẽ buồn chết , hihi. 

        1. Để trả lời câu” tình yêu dành cho tuổi trẻ” Anh muốn nói lên cái tuổi già không còn sức

          lực nửa, chứ nếu già mà còn sức sống,yêu đời thì là khác ,mong em hiểu cho nhen !!!

          Mổi người mổi cảnh , miển sao có cuộc sống vui và bình an tâm hồn là tốt rồi , phải

          không PC ? Anh đâu có giới hạn TÌNH YÊU được.?Anh luôn lắng nghe ý kiến của em.

          1. Già cũng có tình yêu của tuổi già chứ anh Lộc ! Thơ anh cung phóng khoáng lắm ,PL rất thịch Bài họa của PL anh thấy có đc ko ?

  2. Đọc thơ của Lộc mà ai lhông nghĩ Lộc đang nhớ một người xưa nào đó đã chia tay nay hai người hai  ngã, buồn thương nhớ tiêc ở tuổi xế chiều.  Lộc ơi nhập tâm như vậy mới có thể viết được những dòng thơ tình ướt át, Xin đồng cảm với Lộc.

    1. Chị HOA mến ,Lộc rất hiểu chị nhiều qua hai chử NHẬP TÂM  và qua các bài chị viết ,muốn được viết

      lách cho hay là phải có tâm hồn đa dạng và phong phú nữa phải không chị ? Cám ơn chị đả gởi chút tâm tình,

      qua bài thơ của Lộc,

  3.    Thật sự thì khi hai kẻ đang yêu nhau thì rất sợ hai tiếng tạ từ…….Đó là ̣điều kỵ khủng khiếp  phải kg huynh Ḷộc ?, vậy thì đừng nên tạ từ huynh nhé…

  4. Một Đời Để Sống*

    Còn yêu ta hãy cứ nên yêu

    Không sá gì khi “sáng” hoặc “chiều”

    Lúc trẻ vui chơi đầy nhiệt huyết

     Khi già năng nổ chớ buồn thiu.

    Trao nhau mật ngọt thời xuân sắc

    Xướng họa thơ văn buổi xế chiều

    Để sống một thời tròn nghĩa ý

    Trút lòng hết dạ với đời yêu.

    Anh Tú

    10 Tháng 1,2015

     

     

    1. Dạ ! Anh Tú dạy thì em cũng gắng nghe lời anh vậy. Bài thơ này em sẽ chép ra phóng to treo trong nhà để bà xã có hỏi thì bảo là do anh dạy đó.

      1. Tại sao ‘cũng gắng nghe lời’ ? Phải ‘phẩn khởi hồ hởi nghe lời’ chứ. Có lẽ bài này đề tặng cho tất cả ace nhân dịp Tết sắp về hén LM? Cám ơn người em ‘nữa vòng trái đất’.

        1. Trời ơi ! Anh nói lớn quá vậy ? Trong nhà em không có tự do ngôn luận đâu. Phải chi anh ở gần nhà em, mai qua xin ăn cơm.

    2. ANH TÚ mến,Lộc đọc bài của  anh rất thích từng đoạn,từng câu ,anh đã tháo gở cái trói buộc

      “chử tình”vì “trút lòng hết dạ với đời yêu, .Một bài thơ hay vô cùng ,phóng khoáng và đồng thời

      đối họa bài thơ của Lộc.Xin nhận anh làm đại ca được không?

      1. Ấy chết! Đại ca…nghe ớn quá Lộc ơi!

        Chỉ là thơ thẩn cho vui…lúc tuổi già, và được ace đọc cùng là khoái lắm rồi. Cám ơn Lộc.

        Với lại Lộc không biết chứ tôi có biết hai vị cựu hiệu trưởng Trung học Chợ Lách (ĐHN, không rõ có biết tôi hay không và ĐHL thì chúng tôi biết nhau) cho nên Lộc và tôi là ‘cựu’ đồng nghiệp đấy. Vậy chúng ta là bè bạn …cứ gọi nhau là anh được rồi, hén.

        Anh Tú: [email protected]

Trả lời ĐÀO VĂN LỘC Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

Untitled
Hơ Xuân của Phong Tâm
Nhiều người nhận định thơ Phong Tâm có nhiều ý mới, chỉ với cái tực Hơ Xuân ta đã thấy cái lạ trong thơ...
Xem tiếp...
416105136_1474240896472414_7140136587895710416_n
ĐÀU NĂM KHAI BÚT CỦA HOÀI THƯƠNG
ĐÀU NĂM KHAI BÚT Năm mới đã về với thế gian Cầu cho tài lộc tỏa ngập tràn Vui vẻ mọi điều ,luôn may mắn Sung...
Xem tiếp...
h1
GIÓ TRỞ MÙA
Yêu nhau lúc nào cũng nhớ về nhau, thấy cảnh cũ cũng nhớ, nghe bản nhạc xưa cũng nhớ, và trong nhớ có...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

432768164_3690210511220678_6615087176361817088_n
BÁN SÁCH GÂY QUỸ KHUYẾN HỌC TRẦN VĂN KHÊ
Cuốn sách “Trần Văn Khê – Trăm năm Tâm và Nghiệp” dày 360 trang gồm 58 bài viết của 50 tác giả...
Truong Phu
CHÚC MỪNG SINH NHẬT THẦY TRƯƠNG QUỐC PHÚ
Ngày 21/3 là sinh nhật Trương Quốc Phú, GV Pháp văn trường THCL, anh hoạt động trong lãnh vực âm nhạc...
nem lui
11 Món Việt vào danh sách "đồ ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á"
Xôi, phở, bánh mì, bánh cuốn, nem lụi Việt được gọi tên trong “100 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam...
4322
LỚP ĐỆ THẤT NK69 HOP LẦN THỨ 8
Ngày 9/3/2024, Lớp đệ thất A1 NK : 1968-1869 đã có buổi họp bạn lần thứ 8 tại thị trần Chợ Lách, sau...
quan-chay-da-nang-1_1630824683
CHÚC MỪNG SINH NHẬT SONG THU
Ngày 10/3 là sinh nhật anh Lương Văn Thế, bút danh Song Thu, CHS trung học Chợ Lách. Anh là trưởng nhóm...

LỜI DẪN

Tin nhà

h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
h1
BA LẦN ĐỌC VUA QUỶ
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 3
Lượt truy cập: