Trung Học Chợ Lách

Những ngày về quê nhà

Ngày đăng: 14/12/2013, 5:58 sáng, ý kiến phản hồi (6)

 Hơn 20 năm xa quê, tôi ít khi trở về Việt Nam trừ khi có việc cần về thì mới thu xếp về. Vợ tôi vì có nhu cầu với nhiều lý do gia đình như mẹ vợ tôi đau, chị hoặc anh tôi đau hay cưới hỏi…Bà ấy về Việt Nam cứ như cách năm.Mấy lần đầu thì kệ nệ nhiều thứ.Sau nhiều lần thì vợ tôi nói : Mang về Việt Nam nhiều thứ làm chi cho mệt, ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng có, chỉ cần mang tiền về thì khỏi lo kệ nệ cho mệt xác …

            Năm nầy tôi được báo tin sắp có đám cưới đứa cháu kêu tôi bằng bác.Tôi muốn về, luôn thể xem lại khu nghĩa trang gia đình mà em gái tôi về lo xây sửa xong năm vừa qua, coi có cần bổ túc thêm gì không? Tôi nói với vợ tôi: Năm nầy chắc tôi phải về một chuyến…lâu quá không về …về dự lể cưới trước Tết vài ngày và sau đó ăn Tết tại quê nhà thử một năm xem sao. Từ ngày xa xứ tới giờ có hơn hai mươi mấy năm chưa có lần ăn Tết ở Việt Nam, vả lại anh em bà con cũng già yếu hết rồi, thăm nhau chuyến nầy chắc gì chuyến tới còn đủ mặt. Dịp đám cưới họ hàng qui tựu lại,  khỏi phải đi thăm hỏi từng nhà. Bà ấy làm thinh không nói gì nhưng tôi đoán ý bà ấy cũng muốn về với tôi. Thường các bà kháo với nhau: Đừng để các ông về Việt Nam một mình (?) Tôi nghĩ vì dự đám cưới đứa cháu nên về có đôi hay hơn và có bà ấy theo thì chắc bà ấy yên tâm hơn. Tôi gợi ý: Bà có muốn về với tôi không? Vợ tôi nhoẻn miệng cười: Tôi chờ ông hỏi đó!

            Thế là chúng tôi chuẩn bị cho chuyến về Việt Nam. Từ đây đến lúc về còn hơn 6 tháng. Tôi lên Net mua vé. Làm chương trình xin nghĩ phép dài hạn ở chổ làm. Bà xã tôi mua từ từ các món cần thiết. Cho tới vài ngày trước khi khởi hành thì bốn cái vali gởi đầy nhóc. Cân đi cân lại quá tải. Muốn thêm cái nầy, muốn bớt cái kia. Cái nào thấy cũng cần hết.Vợ tôi kệ nệ nào là xà bông tắm, nào là thuốc bổ…

         Tôi vừa cân kéo nhọc nhằn vừa nói

–          Bà nói không cần mua đồ….thế mà…vẫn đầy ra đó.

Vợ tôi cười:

–          Chỉ là các món cần thiết…! Xà bông ngoại ở Việt Nam không thơm, thuốc ở Việt Nam thường làm giả!

Mồ hôi, mồ kê ra ướt áo bởi phải cân kéo lên, bỏ xuống 4 cái vali nặng nề. Bà xã tôi cẩn thận:

            -Phải cân kỷ cho đủ 25 ký, coi chừng dư… bị phạt uổng tiền lắm đó!

         Tôi lục đục cân đo.Cuối cùng tôi đẩy bốn chiếc 4 vali nặng trịt qua một bên.Tôi bật ra giường nằm thở dóc…Ôi! Tội nghiệp cái lưng già của tôi nó đau nhói. Con mắt tôi nhìn lên trần nhà thấy đơm đớm sao bay! Vợ tôi nói: Anh mệt hả…cứ nằm nghĩ đi…mà anh xem kỷ… cân đủ chưa vậyTôi nằm làm thinh!

           Mùa đông mới tới, thời tiết lạnh câm câm. Mây ngoài bầu trời như chì nặng xám.Tôi nhìn bầu trời loe loé vài vệt nắng vàng…vài cánh chim bay về phương trời xa tít. Tôi mơ màng một ngày về quê ăn Tết…Những ngày Tết năm xưa…Ôi vui thật là vui!

                              Tác giả đi du lịch TP.Đà Nẳng

 Chiếc máy bay hạ dần độ thấp…Tiếp viên hàng không nhắc nhở mọi người cài thắt dây an toàn. Tôi nhìn ra qua khung cửa sổ máy bay. Một vùng mây xanh biếc. Bây giờ chiếc máy bay đang ở trên không phận Việt Nam.Trời chập tối. Máy bay hạ dần.Tôi nghe ù ù trong lổ tai…Một vài cơn xốc nhẹ. Máy bay nghiêng cánh.Tôi thấy nhiều ánh đèn lấp loé phía dưới. Tôi sắp đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt..Tôi thực sự đặt chân xuống quê mình trong vài phút tới…Đèn phía dưới rực sáng hơn.Tôi thấy những con đường lớn với hàng dài xe đủ loại như đàn kiến đang bò nhanh phía dưới. Sân bay hiện ra. Những ụ đất ngày xưa làm phòng tuyến an ninh còn rãi rác…những bãi cõ lém nắng vàng còn nhấp nhô lên những mảnh vụn của một thanh sắt rỉ hoặc một phần nhỏ của một bộ phận nào đó của một chiếc xe nhà binh. Đã 38 năm…chiến tranh đã dường như bị quên lãng. Nhưng dấu vết chiến tranh vẫn còn đâu đó quanh đây. Còn trong đầu tôi, trong đầu của  mọi người …Chiến tranh bao giờ thực sự được quên trong đất nước và con người Việt Nam ?

               Chiếc máy bay chạy dần về phía chỗ đậu. Máy bay tắt hẳn động cơ. Một sự im lặng mơ hồ trong lồng phi cơ. Tôi lần lượt đi theo mọi người ra ngoài. Vừa ra khỏi lồng phi cơ, cái nóng ùa chụp phả vào người, tôi vội cởi bỏ thêm áo, mặc dù tôi đã bỏ đi chiếc áo khoác trước đó vài phút…               

            Nóng trùm phủ cả gian phòng tôi đang đứng chờ để lấy hành lý…Tôi thực sự đã đặt chân vào TP.Hồ Chí Minh, đô thị Sài Gòn cũ…

           Cái háo hức về quê ăn Tết, về quê nhìn lại anh em, bà con ruột rà, về quê nhìn lại làng xóm nơi mình lớn lên.Tôi chợt mừng vui khi thấy các em, các cháu tôi đứng vẩy tay bên ngoài Chúng tôi đẩy nhanh chiếc xe đồ đến chổ người thân và ôm chầm lấy từng người. Hình như tôi quên hết cái nóng hừng hực nơi nầy vì niềm vui trào dâng muốn rơi nước mắt, vì những trái tim cùng hòa nhịp tình thân ruột rà. Ôi! Đây mới là giây phút ấm áp, đây mới thật sự là động lực làm tôi muốn quay về!

 

          Ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, chiếc xe chở chúng tôi vào luồng xe chật nức trong thành phố. Các xe Honda chạy dọc chạy ngang, lao lách vô tội vạ…Tài xế phải bóp còi inh ỏi. Mồ hôi tôi lại rịn ướt sau lưng vì tốc độ xe chạy chậm với lại cái máy lạnh của xe bị trục trặt, lúc có, lúc không. Cái nóng bên ngoài ép vào lòng xe…Chiếc xe len chạy trong ngổn ngang của cái nóng trên đường.Tới ngã tư, ba bốn anh cảnh sát giao thông thổi còi bắt xe giao thong không tuân thủ luật lệ… 

          Ôi! Cái nắng Sài Gòn dịu mát…Cái nắng hoàng kim soi bước em đi trên hè phố.Cái nắng hồng hào da thịt con gái buổi sớm mai. Cái nắng môi son của những thiếu nử giửa sân trường. Cái nắng ấm trông mắt nhìn ai xuyến xao vời vợi …Cái nắng hực hở môi kề, má áp một thuở yêu người….Hết rồi cái nắng năm nao….! Nắng bây giờ đổ lửa toát mồ hôi. Nắng đang thiêu đốt da thịt mọi người chạy tất bật trên đường. Nắng làm tôi ngộp thở trong cơn buồn vở vụn!

           Chiếc xe thoát ra đến Phú Lâm, Bình Chánh, trước đây khu vực nầy hoang trống với những thửa ruộng chia khuôn mút mút màu xanh của lúa.Bây giờ là những dãy nhà liền nối ngổn ngang, cái cao, cái thấp, xen lẩn những tòa cao ốc chỏi trời. Các cửa hàng ăn uống, các thương hiệu bán buôn che khuất màu xanh của những thửa ruộng lùi dần về phía sâu,có nơi như mất hẳn. Xe rẻ chạy vào đường cao tốc.Tôi cảm thấy dể chịu hơn vì hai bên đường có cây xanh, có ruộng lúa.

            Tôi nhìn ra bên ngoài cố hình dung lại các khoảng đường ngày trước tôi đi qua, nhưng không đoán được gì cả. Hồi còn sống ở Quận Bến Tranh khi về Sài Gòn tôi nhớ mình đi ngang Long An, rồi Bến Lức…Tôi hỏi chú tài xế: Mình tới Long An chưa? Mình qua cầu Bến Lức chưa? Chú tài xế chỉ tay về bên trái….Phía trong kia kìa chú.Mình đi trên đường cao tốc nên không qua các chổ ấy, đường được làm phía ngoài  không qua các thị trấn đó.

          Rồi xe vào Ngã Ba Trung Lương. Nơi đây bây giờ lạ quắc. Phố nhà chật nức…Xe rẻ vào TP.Mỹ Tho. Xe không còn dừng lại để nghe tiếng gọi mời của các em bé bán mận Hồng Đào, ổi xá lị, bánh mức.Thay vào đó là các cửa hàng trưng bày bánh kẹo, trái cây đủ loại. Ngã ba Trung Lương bây giờ là một ngã ba phố. Xe vào TP. Mỹ Tho.Xe qua cầu Rạch Miểu. Xe chạy qua cầu Hàm Luông. Xe đi qua thành phố Bến Tre. Xe rẻ về Cái Mơn rồi thị trấn Chợ Lách…Xe chờ qua bắc Cổ Chiên. Xe chạy thêm hơn tiếng nửa. Xe đổ lại quê tôi. Đoạn đường về lần nầy không qua cầu Mỹ Thuận, không qua TP.Vỉnh Long, không qua huyện Long Hồ. Khoảng đi thu ngắn hơn 60 cây số.

          Suốt dọc đường hình như nhà cửa mọc lên dầy kín…vườn tược, cây trái bị đẩy lùi về bên trong. Người dân vùng quê chường ra mặt đường với những hàng quán: Trạm xăng nhỏ, quán ăn, quán cà phê võng, nhà trọ…Gần các thị trấn thì có thêm chổ nghĩ tắm hơi, massage, quán nhậu, tiệm uốn tóc…Bề mặt của thành phố, bề mặt của những con đường đầy vẻ phồn hoa sung túc. Nhưng phía sau là gì? Là những ngỏ hẹp ngập nước. Những mái nhà xiêu vẹo, những mảnh đời cơ hàn lê kéo cuộc đời không có ngày mai. Những bà mẹ gả con cho người nước ngoài.. Đa số các em gái đã tự nguyện hiến thân mình để cứu nợ nghèo cho gia đình. Những cậu em mài lưng trần làm thuê, làm mướn để tìm miếng ăn qua ngày. Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam một trời, một vực.

       Qua những ngày về quê thăm bà con, dự đám cưới. Tôi cùng các em tôi làm một chuyến du lịch đi Phan Thiết, Bà Rịa, Long Hải, Vũng Tàu…Chúng tôi nghỉ ở các khách sạn, dừng chân ở các quán ăn. Chúng tôi mới thấy sinh hoạt ở Việt Nam không phải rẻ mà đắt đỏ. Người lao động mỗi ngày chỉ kiếm chừng vài trăm ngàn đồng, các em bán vé số cũng chỉ ngang chừng ấy. Lương công nhân mỗi tháng chừng hơn 2 triệu bạc. Các con cháu chúng tôi thấy các quán ăn Berger-king, KFC, Mac Donal là nhào vô vì chúng quen hơi các món ăn nầy. Mỗi chiếc bánh sand wich giá 170 ngàn đồng, 3 miếng thịt gà ở KFC giá 190 ngàn đồng. Khi vào đây chúng tôi ngở chắc vắng khách vì giá quá cao so với đồng lương người trong nước…Nhưng lạ thay các cậu ấm, cô chiêu ngồi ăn đầy…có cả mấy người lớn nữa.

          Qua những ngày bon chen cùng người bạn thân ở Sài Gòn vào các tụ điểm cà phê, ăn nhậu… qua những câu chuyện trao đổi tình cờ, tôi mới thấy những nhà giàu, các quan chức, các công tử nhà quan tiêu xài tiền bạc một cách vô tư. Một buổi ăn với rượu đắt tiền có hơn ngàn đô cho vài người. Họ đi trên những chiếc xe hiệu nhập từ bên ngoài như: Mercedes, Lexus, Acura…Nhà chúng là những ngôi biệt thự hoành tráng kín cổng cao tường. Nguồn tiền từ gian lân trốn thuế, từ tham nhủng của công.

        Trên đường xuôi ngược: Những chiếc xe Honda cũ rẻ tiền, quá đát của các công nhân đi làm xen với những chiếc xe hơi bóng nhoáng. Những người gù lưng ướt áo trên đường bên những người ngã lưng trên chiếc ghế nhung trong chiếc xe hạng sang. Những ngôi nhà mái tôn xen những cao ốc. Ở khắp nơi đều hiện rỏ, lẩn lộn hai thế giới giàu nghèo cách biệt thật lớn lao.

 

Huỳnh Tâm Hoài

 

6 bình luận

  1. Chào anh Huỳnh Tâm Hoài,

    Được tháp tùng với anh một chuyến thăm quê đã quá. Nhưng mà hình như còn thiếu chất Xuân Thạnh. Ha…ha

     

     

  2. Một Lúa biết loại rượu nầy nửa à…?Nói đến rượu Xuân Thạnh…A Ha …làm sao không nếm khi về Trà Vinh…Nhưng chút …chút  thôi -Lớn tuổi rồi uống nhiều đi đứt luôn à Một Lúa ơi!.

  3.            Anh HTH ơi,  Em về VN mới vừa trở về Mỹ, nhưng đọc bài này em cũng lại nhớ về Chợ Lách, mà nghe lòng bùi ngùi lắm anh ơi.

  4. Bùi ngùi đau xót là phải vì em mới vừa về thọ tang mẹ….Mẹ mất mà từ xa về thọ tang mẹ là phước hạnh….còn anh khi má anh mất thì anh không về được để thọ tang vì hoàn cảnh đạc biệt…Sài Gòn -Tra Vinh đâu xa mấy …thế mà chỉ ngồi kóc mùi mẩn trong đau xót.Con khi ba anh mất ở Úc…Lúc đó anh mới vào đất Mỹ nen không đi được!Thế là cả ba má mất mà chẳng được phước hạnh để báo đáp ơn nghĩa sinh thành quì lạy chịu tang.Mỗi người có số phận an bày hết phải không em?Anh có làm bài thơ MƯA gởi cho em và bạn bè chia xẻ nỗi buồn của anh.HTH

    Bài thơ mưa

     

    Bỏ lại quê hương một chiều mưa

    Mưa bay gió tạt mấy tàu dừa

    Mưa ướt hai vai còn nặng hạt

    Mưa nhiểu giọt sầu…mẹ tiển đưa

    Bửa ấy cơn mưa như trút đổ

    Cha vuốt mưa tuôn ướt giọt dài

    Mưa lạnh…con đi… đừng quay lại

    Phương xa mưa gió sẽ thôi bay

    Lời cha cặn dặn…ướt mưa ngoài

    Mưa trong lòng nát những giọt cay

    Xứ người mưa gió thôi giông bão

    Mưa ở phương nhà…mưa vẫn dai

    Một hôm mưa xoấy hồn đau xót

    Nghe tin mẹ mất…rét mưa bay

    Ôi! trời mưa gió sao lại đỗ…?

    Cali mùa nắng….mưa chẵng hay!

    Xứ lạ mươi năm ít khi mưa

    Mưa chưa đủ thấm áo ướt da

    Họa lắm thoáng mưa trong chóc lát

    Cha ơi! mưa nhớ quá quê nhà

    Rồi cha cũng bỏ cơn mưa hạ

    Mưa thế gian đầy gánh can qua
    Thân tàn mưa lủ bào thân xác
    Nhấm mắt lìa đời… mưa xót xa!

    Giờ cơn mưa đắng hồn trăn trở
    Mộng quá mươi năm…nhớ mưa nhà
    Bao giờ chạy dưới cơn mưa đổ

    Phủ ướt tình quê những giọt sa

    Huỳnh Tâm Hoài

  5.       Hây quá anh HTH ơi.  Bài này đọc trong từng câu nào cũng có lệ rơi, nghe buồn quá anh à ….. Đúng vậy , tạo hoá đã tạo nên con người và cũng sẳn sàng huỷ hoại được tất cả, Làm người thì chỉ sống được trong một thời gian , rồi thì cũng phải trở về với cát bụi mà thôi. Nhưng trong hoàn cảnh của anh lại thiếu đi cái phúc hạnh, là kg được thọ tang cha mẹ trong lúc cuối cuộc đời, thật là điều đáng buồn  phải kg anh.

          Mong có dịp anh em mình sẽ được gặp nhau, và tâm sự nhiều hơn. Chúc anh luôn vui, khoẻ, hạnh phúc.

                         Hoài Thương.

Trả lời tamhoai Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
Xem tiếp...
nGHD NEO
50 năm ‘vương quốc nail’ của người Việt
Năm 1984, Thảo lên chuyến tàu vượt biển để đi khỏi Việt Nam. Cô chưa biết mình đến được đâu, nhưng cô...
Xem tiếp...
VietKitc
 TẾT THA HƯƠNG
Tôi chuẩn bị định cư ở Hoa Kỳ với tâm trạng hồ hỡi,phấn chấn.Trong tôi, hình dung nước Mỹ với bao điều...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...
h4
NGUYỄN TRỌNG TẠO, NHÀ THƠ ĐA TÀI
Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình Nho học ở làng Trường khê (nay là Diễn...
Muoi Xê
LÃO GIÀ 80 TUỔI ĐI HOP LỚP !
Hôm 26/3, tại cuộc hop lớp của NK60-64, tôi gặp cậu Muời Xê, cậu năm nay 80 tuổi, mấy năm trước cậu không...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 11
Lượt truy cập: