Trung Học Chợ Lách

Đám mạ ba gò

Ngày đăng: 16/12/2013, 10:05 sáng, ý kiến phản hồi (3)

Nhân đọc bài làm ruộng ngày xưa của Quách Đào, anh Một Lúa – cây bút của tongphuochiep-vinhlong.com cao hứng viết bài đám mạ ba gò nhằm góp phần ôn cố tri tân. Xin giới thiệu cùng anh chị em (LM)


        Tháng 9 năm 1964, lớp tôi là lớp đệ thất đầu tiên mà môn sinh ngữ Anh văn được học sinh tự chọn và được chọn dùm tại trường Trung học quận này. Hè đó có 100 sĩ tử đậu chánh thức nêu tên bảng vàng, triện ngọc ấn đỏ tươi trên tờ quây rô-nê-ô niêm yết đúng ngày. Cũng nhờ có một số gạo cội kỳ trúng tuyển nầy xin chuyển trường lên các tỉnh. Vì vậy chừng một tháng sau, bên cạnh tấm bảng vàng xuất hiện bảng bạc bằng giấy pô-luya trắng mỏng tang chữ đánh máy mờ câm, tựa đề kêu bằng danh sách đậu vớt để điền vào chỗ trống, làm cho phụ huynh cả quận lại một lần xôn xao náo nhiệt. Anh của mình biết đọc chữ đánh máy, vất vả chen lấn cả buổi mới tìm thấy tên thằng em nằm trên đó. 
        Xuất thân èo ọt hàn vi, nên 10 tên đậu vớt nầy được ô-tô-ma-tíc đẩy vào lớp đệ thất Anh văn được quý thầy ra công tuyển mộ cho đủ sĩ số trước ngày tựu trường mà chỉ rặn ra con số hai mấy em gan dạ. Bởi tâm lý chính trị xưa cũ là thân Pháp, ghét Anh không đều cho quân số hai lớp, nên lớp tôi lại có trường hợp chấp vá thêm mười mấy bạn cùng qua học chung các môn Toán, Văn, Sử Địa, Vạn Vật v…v., đến giờ Sinh Ngữ thì mạnh ai nấy về ô-rờ-voa hay gút-bay theo định mệnh. Lịch sử thành lập lớp tôi ngắn gọn và buồn hiu như vậy. 

        Nhưng lớp tôi hằng ngày có một điều rất vui. Chuyện đáng nói hơn hết là trong số mười mấy bạn nam nữ đến để cân bằng tỷ lệ dân số thiếu hụt ốm đói của lớp tôi, có cô bạn học tên Lụa. Tuy nhà bạn trong vùng nông thôn nhưng Lụa có một dáng dấp thanh thoát và một vẻ đẹp hút hồn ngay từ những ngày đầu xuất hiện.

        Tháng 5 năm 1967, Lúa tui được 15 tuổi học gần xong lớp đệ ngủ (lớp 8 hiện nay). Những buổi chiều tan trường sớm, tôi thường theo những thằng bạn để được đi vòng gần gấp đôi khoảng đường thường lệ về nhà của mình vài năm truớc. Chỉ với một lý do không bao giờ được nói ra mà ai cũng biết, “thằng Lúa đi theo con nhỏ Lụa”. Cũng từ đó mà Lúa tôi có những vần thơ viết đầy trên những bìa sau của vài quyển tập.

    

  Nắng nghiêng lối nhỏ đường quê

  Chảy theo suối tóc, trôi về mênh mang            

  Gió chiều nhè nhẹ lang thang

  Xôn xao ngọn mạ, rộn ràng tim non

        Mùa hè năm đó, Lúa hay đến nhà mấy đứa bạn xóm nầy, tôi thích nhất là theo tụi nó thả trâu trên đồng, cho chúng gặm những tược lúa mới nảy lên từ gốc rạ sau những trận mưa đầu mùa, chuẩn bị sức lực cho mùa cày bừa sắp đến. Mình xách theo cần câu trúc lưỡi cá rô, thả mồi trong những mương đìa đầy nước mưa, để có lý do mà ngồi mơ mộng. Để nhìn về hướng nhà Lụa chờ một dáng tiên nữ giáng phàm cầm cây roi tre giữ vài chú bò tơ nhẫn nha nhai cỏ trên bờ đê và trên những thửa ruộng còn chưa ngấm nước. 

        Một hôm, cả bọn tự nhiên bao vây đám mạ, giữa cánh đồng còn lô nhô lổn nhổn đất cày nổi lên một mảng vuông xanh tươi lá mạ non đầy sức sống. Dân quê chúng tôi không lạ với mạ non hay cây lúa. Nhưng hôm nay hơi đặc biệt là cô bạn học Lụa ngồi câu bầy cá rô non tung tăng dưới những rảnh nước sâu trong đám mạ.

        Giữa không khí vắng lặng của buổi trưa hè, chỉ nghe tiếng rào rào, bực bực của những chiếc mồm trâu đang ngoạm cỏ dọc theo bờ đê. Bổng nhiên có tiếng hò của thằng quậy nhứt trong bọn chúng tôi. Không biết nó xuất khẩu thành thơ hay lượm từ đâu đó:

 

  Hò…hơ…

  “Ngó qua đám mạ ba gò

  Thấy cô gái nhỏ giữ bò anh thương”

        Không biết tay nầy phá mình hay chọc Lụa, nhưng nhìn lại thì rõ ràng chủ ruộng cố ý cào sâu hai rãnh thoát nước, chia đám mạ thành ba gò đều đặn. Tay nầy chưa kịp đắc ý thì nghe Lụa hò đáp lại, ngày thường trong lớp thì tiếng nói của Lụa nhỏ nhẹ, nhưng hôm nay trong veo cao vút:

  “Đưa tay ngắt ngọn trầu lươn

  Bò em em giữ, anh thương nỗi gì

Thằng bạn kia thích chí cười ha hả:

– Đáng đời mầy chưa, Lụa nói mầy thương bò của cổ làm gì. Hỗng bắt chước thằng Lúa, thương người giữ bò là đủ lắm rồi.

Một Lúa

 

        

 


        

 

3 bình luận

  1.    Chào anh Một Lúa , nào tới giờ e nghe và gặp Hai lúa thôi , chứ Một Lúa thì chưa , hôm nay được đọc bài viết ngắn nhưng rất hay rất vui của anh khiến e bỗng tò mò . Người ta hay nói Hai lúa là ..nhà quê ., hihi , em thường nghe câu Hai lúa lên sì-gòn rồi Hai lúa đổi đời , vân vân và vân vân … Không nói chắc ai cũng biết , Một Lúa chỉ có thể là bÍ danh hoặc nghệ danh thôi , anh có thể nào bật mí cho e biết vì sao anh chọn …danh là Một lúa không ? Một chút tò mò vì ngưởng mộ cũng như yêu cái tình học trò hồi đó của anh nên mạo muội hỏi thôi, có gì không phải xin anh bỏ quaI . smiley

  2. Chào Phương Chi và Quách Đào và các bạn,

    Lúa tui không nghĩ là mình có một bút danh thuần Nôm nghe hay như vậy.

    Đầu tiên mình có tên tự chọn là lí la Lí Lắc để tránh bà xả dòm ngó.

    Viết lách múa may một thời gian thì bà con thấy sao đó mới tặng mình tên Một Lúa. Có lẽ cô bác sợ trùng với Hai Lúa ở vịnh Giàn Xay đó thôi.

    Mai mốt, Một Lúa tui phấn đấu thêm một táo nữa thì sẽ thành Hai Lúa Ấp Năm, cũng để phân biệt hàng họ, gốc gác.

    Ai sao không biết, chứ Lúa ấp Năm quanh năm tiếp xúc phèn chua, khó mà sánh với Lụa Lèo!  Ha…ha

    Cám ơn quý bạn đọc bài và viết bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
Xem tiếp...
nGHD NEO
50 năm ‘vương quốc nail’ của người Việt
Năm 1984, Thảo lên chuyến tàu vượt biển để đi khỏi Việt Nam. Cô chưa biết mình đến được đâu, nhưng cô...
Xem tiếp...
VietKitc
 TẾT THA HƯƠNG
Tôi chuẩn bị định cư ở Hoa Kỳ với tâm trạng hồ hỡi,phấn chấn.Trong tôi, hình dung nước Mỹ với bao điều...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...
h4
NGUYỄN TRỌNG TẠO, NHÀ THƠ ĐA TÀI
Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình Nho học ở làng Trường khê (nay là Diễn...
Muoi Xê
LÃO GIÀ 80 TUỔI ĐI HOP LỚP !
Hôm 26/3, tại cuộc hop lớp của NK60-64, tôi gặp cậu Muời Xê, cậu năm nay 80 tuổi, mấy năm trước cậu không...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 2
Lượt truy cập: