Trung Học Chợ Lách

Bài 3: đêm đầu ở Chợ lách

Ngày đăng: 07/10/2013, 6:07 chiều, ý kiến phản hồi (4)

 Đúng như lời Linh nói, mãi hơn một giờ sau, chiếc xe đò ọp ẹp ngừng lại ở bên một dòng sông nhỏ, và bên kia sông thấp thoáng ánh đèn điện. Tuy rằng ánh sáng này không thể so với ánh sáng Sài Gòn, nhưng còn hơn các ngọn đèn dầu vàng úa ngay các nhà và các quán nơi xe ngừng.

                                Cổng một ngôi nhà ở dưới cầu Cái Ớt (ảnh chụp 1993 )

Linh nói:

– Xuống đi thầy, tới nơi rồi!

Đây đúng là cảnh:

Chợ Lách, tối mò mới tới nơi.

Địa phương xa lạ, dạ bồi hồi.

Đèn dầu lấp lóe, từ trong quán.

Đóm đóm chập chờn, ở giữa khơi.

Trên lộ, một ông già khập khễnh

Dưới sông, vài chiếc bản chơi vơi.

Nơi đây, ta bắt đầu sinh sống,

Chẳng biết tương lai của cuộc đời.

                                    VHKT

Trong bóng tối đen như mực, tôi theo Linh mò mẫm trên con đường đất, trơn trượt, với các vũng nước đọng lại sau một cơn mưa rào, dọc bờ sông.

Vừa đi tôi vừa hỏi:

– Sông này tên là sông gì vậy Linh?

Linh trả lời:

– Đó là kinh Chợ Lách đó thầy, còn mình sắp đi qua cầu xi măng của kinh nhỏ tên là kinh Cái Ớt. Một tí nữa là đến nhà rồi. Đó là nhà chị em, chị làm cô mụ, nên nhà còn là viện bảo sanh của quận.

– Nhà ai bên kia kinh có đèn điện vậy?

– Đó là dinh quận trưởng và chi khu.

Một lúc sau, chúng tôi vượt qua cây cầu xi măng rộng gần 2 thước dài khoảng 9, 10 thước.

Tôi nói:

– Đây là cầu Cái Ớt chắc?

– Dạ.

Đi thêm gần 100 thước, Linh bước vào một căn nhà mái tôn, vách gỗ, nền gạch trông cũng khá khang trang.

Linh cất tiếng gọi:

– Chị Năm, có khách lại nhà nè.

Có nhiều tiếng xôn xao trong nhà vang ra:

– Ồ thằng Linh về.

– A anh Linh về rồi.

Tôi thấy hai, ba cô gái trong nhà cầm đèn chạy ra.

Cô lớn tuổi, khoảng 25, nói:

– Linh! Linh!

Cô ta ngừng lại khi thấy người lạ bên cạnh cậu em.

Linh cười giới thiệu:

– Đây là thầy Hiệp, thầy về dạy trường trung học mình, còn đây là chị Năm của em đó thầy. Chị làm cô mụ (đỡ đẻ) nên dân đây gọi chị là cô Năm Mụ.

Tôi cúi đầu chào:

– Chào chị.

Chị cười, chào lại:

– Chào thầy.

Linh nói tiếp:

– Còn Mỹ Linh, mày không ra chào thầy mày. Mai mốt, mày học toán với thầy đó. Láng cháng thầy cho cặp hột vịt là thấy bà nhe.

Cô gái thứ hai, từ nãy vẫn thập thò sau lưng chị Năm, bước ra cúi đầu:

– Thưa thầy.

Bấy giờ, tôi mới thấy rõ Mỹ Linh, cô ta khoảng 17, 18 tuổi. Tôi không ngờ nơi thôn quê, hẻo lánh lại có cô gái xinh như vậy, mà ngay ở Sàigòn cũng ít khi gặp một cô gái đẹp như thế.

Thấy sau lưng chị Năm còn một cô bé tí.

Tôi hỏi:

– Còn cô bé kia?

– Nó là Hồng Thắm, em của em đó thầy.

Chị Năm, Mỹ Linh (1) cùng Hồng Thắm xuống nhà dưới, còn tôi và Linh ra trước hàng hiên ngồi nói chuyện. Trước mắt chúng tôi lờ mờ hiện bụi tre Mạnh Tông  bên bờ kinh, rồi một màn đen của bóng đêm và leo lắt bên kia sông một vài ánh đèn dầu.

Nói chuyện một chặp, Linh đứng dạy:

–          Thầy ngồi nghỉ nhe. Tui vào nhà một chút.

 Nói xong anh ta đi vào nhà. Còn mình tôi ngồi nhìn bóng đêm chập trùng. Chập chờn trong bóng đêm, vài ánh đom đóm lập lòe, ẩn ẩn, hiện hiện càng làm tăng thêm cảnh hoang sơ nơi thôn dã. Cảnh đêm ở nông thôn làm tôi chợt nhớ Tân Phúc, nơi mà tôi đã lam lũ lúc còn ấu thời. Nhìn ánh đèn dầu leo lét bên sông, tôi nghĩ: “Nhà đó có mấy người? Cha mẹ con cái có đầy đủ không?” Bất giác tôi thở dài.

Đèn ai lấp lóe ở bên sông.

Đom đóm chập chờn cạnh Mạnh Tông.(2)

Nhà ấy, gia đình đang tụ họp?

Còn ta lạnh lẽo ở trong lòng.

Mươi phút sau, Linh ra bên tôi nói chuyện tiếp.

Độ gần một giờ sau nữa, Mỹ Linh chạy ra nói:

– Mời Thầy và anh Linh vào nhà ăn cháo gà.

Tôi cảm thấy ngại ngùng quá, chẳng biết phải làm sao?

Linh ân cần:

– Vô đi thầy, vô ăn cho nóng!

Cách nói chuyện của Linh làm tôi bớt áy náy.

(còn tiếp)

         Võ Hiệp

 

[2] Tre Mạnh Tông là một loài tre lớn lấy tên từ tích Thập Nhị Tứ Hiếu. Ngô Mạnh Tông, người ôm gốc tre khóc để xin có măng nấu canh cho mẹ ăn. Tre Mạnh Tông không gai nên có vẻ giống nhu cây luồng miền Bắc.


1. Mỹ Linh (bìa phải) nhân vật được thầy Hiệp đề cập đến (hình chụp tháng  5/ 2013)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 bình luận

  1. Phuong Chi men ! chi xin loi thay loi thay VH tra loi e dung la chi Nam Mu do ! chi nam gio cung gia roi , hien o gan tieu bang chi o day !!! 

Trả lời tam Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

H3
CHUYỆN ĐÒ XE VỀ CHỢ LÁCH
Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon...
Xem tiếp...
pHAN LE
TÔI ĐÓNG VAI PHÀN LÊ HUÊ
Năm 1963 thầy Nam dẫn tôi và chị Dễ (chị Tư) về Chợ Lách đi học, tôi vào lớp nhất học với thầy Châu,...
Xem tiếp...
anh-chup-man-
CHUYỆN THI ĐỆ THẤT
Từ trường Nam tỉnh lỵ Vĩnh Long theo thầy Nam về Trường tiểu học Chợ Lách học lớp nhì (lớp 4). Năm đầu...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...
h4
NGUYỄN TRỌNG TẠO, NHÀ THƠ ĐA TÀI
Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình Nho học ở làng Trường khê (nay là Diễn...
Muoi Xê
LÃO GIÀ 80 TUỔI ĐI HOP LỚP !
Hôm 26/3, tại cuộc hop lớp của NK60-64, tôi gặp cậu Muời Xê, cậu năm nay 80 tuổi, mấy năm trước cậu không...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 7
Lượt truy cập: