Trung Học Chợ Lách

Về Vườn (Kỳ 1)

Ngày đăng: 20/05/2013, 6:34 sáng, ý kiến phản hồi (2)

 

Truyên ngắn VỀ VƯỜN của Huỳnh Tâm Hoài là bài viết kỷ niệm 40 ngày cưới của anh và Chích Chị (đệ thất NK 65). Anh cho biết, lẻ ra ngày 19/6/2013 tới đây mới tròn đủ 40 năm ngày cưới. Nhưng viết xong anh gửi sớm đến trang nhà cho anh chị em cùng thưởng thức (HM)

Bài viết để kính dâng đến hương hồn Cậu Má.

Riêng tặng Chích Chi để kỷ niệm đúng 40 năm vợ chồng-

 Sau năm 1975…Với sức ép của xã hội mới, đời sống mới cày đặt tôi vào khung mới. Ông Phường trưởng là chổ thân quen bạn bè với ba tôi. Ông khuyên tôi nên đăng ký về quê lo sản xuất. Ông nói với tôi; “cháu nên xin về quê ba má cháu đi…trong chánh sách, với diện của cháu là phải tự nguyện xin trước sẽ được chấp thuận theo ý nguyện, còn không thì đến lúc cưởng bách thì khó mà muốn đi đến nơi mình muốn”. Nghe lời giải thích của chú phường trưởng tôi ký vào giấy xin về quê ba má để lo sản xuất.Thật sự khi về quê ba má thì tôi chẳng biết phài làm gì vì ba má tôi là tiểu thương, việc buôn bán bị hạn chế và đóng cửa luôn sau đợt đổi tiền.Thương nghiệp lo phân phối hàng hóa cho dân chúng. Ba má tôi xoay sở mua 6 công đất gần chợ để anh em chúng tôi cày cấy kiếm lúa gạo để ăn. Gia đình đông người với 6 công ruộng làm một vụ mùa thì làm sao đủ ăn và sau vụ mùa thì làm gì? Gia đình chúng tôi vất vã để kiếm miếng ăn cho đủ căn hộ gồm vợ chồng con cháu hơn 15 người. Sẳn còn một số vốn ba má tôi mua một chiếc xe cũ và vô hợp tác xã giao thông huyện để anh em chúng tôi chạy vạy lo miếng ăn gia đình. Nhờ vậy mà sau đợt đỗi tiền mỗi hộ chỉ được $200 cho dù trước đó có bao nhiêu, đã tạm sống với số tiền thu được qua các chuyến  chở khách lên xuống từ huyện tỉnh. Ba tôi thường than vắn than dài vì cơ ngơi làm ăn gần suốt cuộc đời không còn nữa. Ba cầm cái sổ ký thác ngân hàng Việt Nam Thương Tín có hơn mấy triệu đồng không còn giá trị mà chặc lưởi. Má thì luôn nói với ba: “Ông ơi! Ai cũng vậy mà…chuyện thời cuộc thì phải chịu vậy thôi. Có người còn nhiều hơn nhà mình nữa!”

      Thời gian trôi qua với những chuyến xe đi khuya về trể, ăn ngủ vất vả và bon chen giành giựt nơi bến xe, tôi bị ngộp thở và đâm buồn chán với đời sống lơ xe. Sau khi bàn tính với ba má tôi và gia đình bên vợ.Vợ chồng tôi và hai đứa con được anh vợ tôi đem ghe chở chúng tôi với một mớ đồ đạt cần thiết, thêm vài chục giạ lúa về vàm kinh Bổn Sồ. Thời điểm nầy lúa gạo ở đâu để ở đó dùng không được di chuyển qua lại hoặc mua bán. Chợ Lách lúc nầy sáp nhập vào tỉnh Bến Tre. Tỉnh Bến tre đa số là vườn dừa, huyện Chợ Lách cũng là miệt vườn ít ruộng nên giá lúa ở đây rất cao so với các chỗ khác. Anh vợ tôi đề nghị nên xin chuyển một số lúa về Lách để ăn.Vì chuyển hộ nên chúng tôi được cấp chuyển theo quy định một số lúa gạo từ quê tôi sang quê vợ.

      Tôi bắt đầu sống với miệt vườn từ đây. Căn nhà lá nhỏ được cất bên hông nhà của ông bà nhạc tôi là chỗ ở của vợ chồng tôi không lâu lắm nhưng có nhiều kỷ niệm.

      Tôi bắt đầu tôi nằm đêm với cái im thanh vắng của miệt vườn, nghe the thé của tiếng dế và các tiếng côn trùng khác….nghe thoang thoảng mùi hoa cam, hoa bưởi qua kẻ hở vách, nghe những giọt mưa rơi lộp độp trên tàu lá chuối bên hong nhà, nghe tiếng chó sủa người văng vẳng đâu đây. Mỗi buổi sáng không quá vội vả thức dậy mà còn nằm ngâm nghe chim hót ngoài vườn, nghe mọi hương thơm tràn vào thính giác.Tôi có dịp ngâm mình trong giòng kinh mát rượi ngọt ngào. Đời sống êm ả nhưng hơi buồn với người quen sống ở chợ.

“Sông Cổ-Chiên bến bờ xanh mướt quá

Mặt gương soi đâu mất bụi phong trần”

 

    Với người chỉ sống ở chợ như tôi không biết cầm cây cuốc, cây xẻng, cắt cây, mé nhánh…Tôi bắt đầu học làm việc vườn khi theo các anh chị vợ đi vét mương, bồi đất, bón phân, cào cỏ, tỉa nhánh khi qua vụ mùa hái trái. Tới vụ mùa trái cây thì hái trái cây quanh khu vườn nhà hoặc qua cồn Phú Đa hái những trái chôm chôm chín đỏ. Chúng tôi ngồi lựa trái cho vào các cần xé to để chờ nhà lái tới thu mua.Tôi biết thế nào là con kiến đất cắn đau nhói khi đi tìm núm mối.Tôi thưởng thức những trái chín trên cây với hương thơm ngọt lịm. Miệt vườn với bóng che cây trái, với nước ngọt quanh năm làm đời sống của tôi thư thái hơn.Tuy nhiên với người quen sống ở chợ, mỗi sáng với ly cà phê bốc khói với điếu thuốc phì phà thì ở đây hơi khó.Tôi và anh vợ tôi phải đi bộ ra khu chợ ở vàm kinh Bổn Sồ để uống cà phê “cơm cháy” bởi vì càphê miệt vườn nó túng thiếu chất lượng nên mùi vị chẳng thơm ngon. Nhưng ở đâu thì phải chịu đó…quen dần cà phê “cơm cháy” cũng tạm được. Chúng tôi chọn một quán cà phê uống khá hơn, đó là quán của anh Hai người Hoa, lớn tuổi độc thân.Tuy nhiên, quán lại ở chỗ hơi khuất lấp cây vườn. Chúng tôi đành ngồi quán cà phê “cơm cháy”nhưng có khoảng nhìn thoáng mát hơn. Thật ra hậu vị càphê là cần, nhưng khung cảnh cũng cần thiết nữa. Quán Càphê “cơm cháy”nhìn ra phía vàm, tầm nhìn  được tỏa rộng ra họng vàm với cảnh trời nước nhấp nhô ngoài xa. Ngồi nhâm nhi cà phê, tôi có dịp thả mắt nhìn ra xa xa ngoài vàm kinh với ánh nắng bình minh rực rở lấp lánh màu hoàng nhạt, nghe cơn gió từ hướng vàm thổi vào mát rười rượi, hương thơm các lọài hoa miệt vườn trùm lắng một vùng sương sớm, nhìn những nhánh cây oằn trái với con chim chìa vôi chuyển cành, hót thanh thanh… đã làm tâm hồn tôi có những buổi sáng thư thái êm đềm. 

         Vào thời kỳ “tự sản, tự tiêu” các nông sản thực phẫm khộng được tùy tiện xuất tỉnh. Cái khung bó nầy đã làm cho tỉnh Bến Tre nói chung, Chợ Lách nói riêng thiếu lúa gạo. Con nước ngoài sông Cổ Chiên đổ về với lượng nước lớn dâng cao hơn mọi năm.Có nơi bị vở bờ bao cây trái bị thất mùa. Đời sống dân vườn bị chật vật lại khó khăn thêm. Năm đó lại có thêm nạn rầy nâu. Rầy sinh sôi đầy đồng. Thuốc trừ sâu lại không đủ cung cấp. Đất canh tác thì ít lại bị nạn sâu rầy. Đời sống mọi người ở đây đi vào cơn khủng hoảng lương thực. Các gia đình bắt đầu ăn độn cơm khoai hoặc bo bo. Gia đình chúng tôi chưa đến lúc phải thiếu gạo nhưng phải chuẩn bị cho một ngày sẽ đến. Chúng tôi cũng bắt đầu tập ăn độn cơm với chuối hoặc khoai lang. Má vợ tôi rất thương chàng rể thành như tôi, bà sợ vợ chồng con cái tôi thiếu gạo ăn nên bà len lén mở nấp hủ gạo của gia đình tôi để xem chừng. Tôi biết được điều nầy vì hủ gạo vơi đi một ít là lại thấy vun đầy lên. Má nói với anh chị vợ tôi: “Tao có ba thằng rể nhưng sao tao thương thằng L quá bây…Tôi nghiệp nó dân chợ sung sướng từ nhỏ bây giờ về đây sống kham khổ quá…

          Ba vợ tôi thì cũng sợ tôi buồn, nên mỗi tối bước qua nhà tôi nằm chỗ chiếc giường bên ngoài nói chuyện với tôi. Ông kể đủ thứ chuyện…từ cuộc sống cá nhân gia đình lúc còn nghèo phải đi chăn vịt chạy đồng. Qua năm tháng vất vã mới dành dụm được tiền mua mảnh đất cất nhà nầy với phần đất vườn quanh nhà với vài liếp vườn phía sau cộng thêm gần chục công ruộng. Sau nầy cậu khá giả hơn, mua thêm mấy chục công vườn ở Phú Đa. Nhờ các anh chị lớn cùng phụ lo gánh vác vườn tược, cậu lại mua thêm mấy chục công đất ruộng ở dãi cồn nằm sát sông lớn Cổ Chiên, cách khu nhà cậu một con rạch chảy về hướng xã Vỉnh Bình. Sau khi anh Ba lập gia đình, cậu cho anh miếng ruộng nầy cùng miếng đất gần nhà để anh chị ba ra sống riêng.

             Qua các câu chuyện tôi biết được ba vợ tôi rất cần cù và châm lo cho gia đình.Vì quá kham khổ hồi tuổi trẻ nên cậu bị bịnh lao phổi.Tôi thường nghe cậu ho húng hắng trong khi nói chuyện đời với tôi mỗi đêm. Cậu bịnh phổi mà điều trị không tới nơi tới chốn vì sợ tốn tiền nhiều nên phổi cậu bị như gần chai một bên. Cậu thường than vãng: Tiền vợ con làm bao nhiêu cậu xài hết…ngầm ý là tiền thuốc thang điều trị bệnh cho cậu.

         Trong hoàn cảnh khó khăn kinh tế lúc đó cậu sợ tôi chán nản, có hôm cậu nói: “Trước đây đời sống miệt vườn thoải mái lắm. Nhà cậu ngoài đất vườn còn có đất ruộng. Ruộng làm một mùa ăn đủ quanh năm.Trái cây quanh nhà đủ cho thức ăn hằng ngày, còn vụ mùa chôm chôm thì dư thùa để mua phân và sấm sửa…Tình trạng nầy chắc tạm thôi con …rồi sẽ qua đi…”. Nghe cậu nói thì tôi cũng biết vì từ ngày cưới vợ đến nay, vợ chồng tôi cũng nhiều lần đem con về ăn Tết hoặc giổ quảy. (còn nữa)

Huỳnh Tâm Hoài

2 bình luận

  1. Gui  anh hoc tro rể trung hoc Cho lach !! Doc bai < ve vuon > cua anh, tam tri dua em ve qua khu. Hoi uc em song lai tat ça hinh anh mot gia dinh (ba ma Chich )hoi ay xem em nhu con gai.Vao 1967 , hang tuan vao ngay thu bay em ve Nha Chich doi khi khôg ve nha , du nha em cach Nha Chich.dưới 1cay so em ngủ voi Chich d’en khuya Chu nhat ma Chich lo cho em gao, Vô bao đủ an mot tuan , Chi ba thi bó cui cho em, khuya đon đò ra Cho lach hoc suốt tuần ve nha . Nhug sau nay sau 1978 em ghét dong song cua kinh Bon So , vi no la dong dinh menh. dua cuoc doi em vào loi re day tang thương , Em tam su voi , Anh va ban be mot thoang dau thương hien ve trong tam tu qua hai tu ( Bon So ) em kinh  gui den gia dinh Chich Chi Loi tri on chan thanh  cua em . !!! Ngoc Thu 

  2. Thu thân mến,

    Chích cũng kể thời thơ ấu quen với Thu và cả nhà xem Thu như người của gia đình.Chích còn kể Bác Tư hồi đó không khá lắm…hôm nào có tiền cho các con và vợ đi chợ thì Bác ngồi trên bàn uống trà…Còn khi nào kẹt thì bác buồn và đi đâu đó.Thời buổi kinh tế khó khăn ai cũng vấp phải những khi túng thiếu.Hoàn cảnh con sống đưa Thu qua ngã rẻ tang thương thì tôi chưa biết…Tuy nhiên …Thu ơi! cuộc đời mỗi người là do mệnh số an bày…tạo hóa sắp sẵn…sự có gắng của mình để bước đi theo hướng mình muốn là một chuyện…Nhưng định mệnh thì đôi khi kéo mình đi về một phía khác.Chuyện cũ nhắc lại để nhớ một thời nào đó đi ngang đời mình những bi thương hoặc vui sướng chỉ là kỷ niệm….Chúc Thu vui với mấy đứa cháu dể thương và vườn rau cây trái xanh tươi nơi đất Ba Lê hoa lệ.Thân mến

Trả lời Ngocthusa Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

nGHD NEO
50 năm ‘vương quốc nail’ của người Việt
Năm 1984, Thảo lên chuyến tàu vượt biển để đi khỏi Việt Nam. Cô chưa biết mình đến được đâu, nhưng cô...
Xem tiếp...
VietKitc
 TẾT THA HƯƠNG
Tôi chuẩn bị định cư ở Hoa Kỳ với tâm trạng hồ hỡi,phấn chấn.Trong tôi, hình dung nước Mỹ với bao điều...
Xem tiếp...
tải xuống
VẼ RỒNG ĐIỂM NHÃN
VẼ RỒNG ĐIỂM NHÃN chữ Nho là HỌA LONG ĐIỂM TINH 畫龍點睛. Thành ngữ nầy có xuất xứ như sau : Theo “Lịch...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

432768164_3690210511220678_6615087176361817088_n
BÁN SÁCH GÂY QUỸ KHUYẾN HỌC TRẦN VĂN KHÊ
Cuốn sách “Trần Văn Khê – Trăm năm Tâm và Nghiệp” dày 360 trang gồm 58 bài viết của 50 tác giả...
Truong Phu
CHÚC MỪNG SINH NHẬT THẦY TRƯƠNG QUỐC PHÚ
Ngày 21/3 là sinh nhật Trương Quốc Phú, GV Pháp văn trường THCL, anh hoạt động trong lãnh vực âm nhạc...
nem lui
11 Món Việt vào danh sách "đồ ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á"
Xôi, phở, bánh mì, bánh cuốn, nem lụi Việt được gọi tên trong “100 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam...
4322
LỚP ĐỆ THẤT NK69 HOP LẦN THỨ 8
Ngày 9/3/2024, Lớp đệ thất A1 NK : 1968-1869 đã có buổi họp bạn lần thứ 8 tại thị trần Chợ Lách, sau...
quan-chay-da-nang-1_1630824683
CHÚC MỪNG SINH NHẬT SONG THU
Ngày 10/3 là sinh nhật anh Lương Văn Thế, bút danh Song Thu, CHS trung học Chợ Lách. Anh là trưởng nhóm...

LỜI DẪN

Tin nhà

h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
h1
BA LẦN ĐỌC VUA QUỶ
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 3
Lượt truy cập: