Trung Học Chợ Lách

Chợ tỉnh và chợ quê

Ngày đăng: 27/12/2012, 11:52 chiều, ý kiến phản hồi (2)

 

Cuốn sách Chợ tỉnh –chợ quê của Lương Minh-Các Ngọc đã ra đời được hơn tháng, có nhiều tiếng vang trong báo giới, trong ngành du lịch và tiểu thương ở các chợ. Xin trích đăng lại 2 bài trong số những bài viết trên các báo gần đây (HM)

Thật thú vị là từ miền Nam ra miền Bắc, từ thành thị đến nông thôn, dù siêu thị, trung tâm thương mại tràn ngập nhưng cả chợ lớn lẫn chợ nhỏ vẫn tồn tại bền vững. Phải chăng vì chợ đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong đời sống người Việt, là nơi mua bán, giao tiếp, truyền tai nhau những câu chuyện đông, chuyện tây hay vì đây là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng đất, không thể triệu tiêu?

Có lẽ là cả hai lý do trên nên khi du lịch đến một vùng miền nào đó, cả người Việt lẫn người nước ngoài đều thích ghé vào chợ để ngắm nghía, để mua đặc sản hay để tìm những nét độc đáo, khác biệt của ngôi chợ. Hai tác giả Lương Minh và Nguyễn Các Ngọc cũng vậy. Cả hai đều không ngại lặn lội đến hơn 60 chợ, 10 phố ở TP. Hồ Chí Minh và hơn 40 chợ ở các tỉnh, thành khác, cả những chợ bên giới xa xôi hay chợ mùa nước lũ, để ghi lại những câu chuyện thú vị trong tác phẩm “Chợ tỉnh – Chợ quê”. Hơn 400 trang sách mang đến cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị, chẳng hạn như phụ nữ ở Thủ Đức, Bà Điểm vẫn đi chợ bằng xe ngựa, Sài Gòn có chợ họp thâu đêm suốt sáng, có chợ chỉ họp nửa buổi sáng, có chợ chỉ đông đảo về đêm, tiểu thương ở mỗi chợ có những hoạt động hình thành “nét văn hóa chợ”. Ở miền Đông Nam bộ, chợ Dĩ An (Bình Dương), chợ Hóa An (Biên Hòa) gắn với đời sống của công nhân, chợ Trảng Bàng, chợ Long Hoa không thiếu những đặc sản riêng có của Tây Ninh như bánh tráng phơi sương, muối tôm. Miền Tây là vùng nông nghiệp, những chợ chanh Lương Quới, chợ Chợ Lách, chợ sầu riêng Ngũ Hiệp, chợ vú sữa Vĩnh Kim… đều là chợ trái cây, nhưng cách buôn bán có những nét riêng; người mua bán hàng rau củ quả, gạo ở miền Tây ngày xưa vận chuyển dựa vào đường sông, giờ những khu chuyên gạo ở Bà Đắc hay chuyên rau ở Châu Thành (Tiền Giang) tạo không khí tấp nập trên quốc lộ 1A. Miền Tây có sông, chợ nổi trên sông là nét đặc trưng thu hút khách du lịch; lại cũng có biển, nên chợ vùng biển giải quyết được khâu tiêu thụ hải sản cho ngư dân. Tác phẩm không chỉ là chút ký ức về chợ quê, chợ tỉnh mà còn có nhiều thông tin để tham khảo và giữ làm tư liệu. “Chợ tỉnh – Chợ quê” do NXB Hội Nhà văn xuất bản, bán trong hệ thống nhà sách Fahasa, giá 95.000 đồng/cuốn.

 

Có thể đọc nguyên văn từ

http://www.doanhnhancuoituan.com.vn/?p=27686

 Buổi ra mắt sách tại TP.HCM ngày 15-11-2012

Đi chợ

27/11/2012

Đi chợ như kiểu của hai vợ chồng nhà báo Lương Minh – Các Ngọc, thiệt là công phu; bởi không chỉ đi mua sắm, thăm thú chợ búa mà còn để viết báo, viết sách. Sau cuốn “Đời chợ” in năm 2000, tháng 10.2012, anh chị cho ra mắt tiếp cuốn “Chợ tỉnh – chợ quê”, do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Lần này anh chị kể chuyện về 116 cái chợ ở khắp ba miền đất nước; chuyện nào cũng có hình ảnh minh họa và vài phác thảo thú vị về nét văn hóa xã hội của địa phương liên quan tới chợ. Thí dụ như ở ĐBSCL có hai cái “chợ lạ”, đó là chợ hột Cái Mơn ở Chợ Lách (Bến Tre) và chợ rơm Tân Hòa ở Lai Vung (Đồng Tháp). Dù chợ hột chỉ hoạt động từ sau Tết Nguyên đán đến tháng 4 âm lịch nhưng bán đủ loại hột như hột xoài, hột sầu riêng, hột chôm chôm, hột cam, hột quýt… Và theo như tác giả, thì: “Phát sinh chợ hột từ khi nhu cầu trồng cây ăn trái các tỉnh miền Đông Nam bộ tăng vọt, tại Cái Mơn có một vài hộ thu mua các loại hột về bán cho các nhà vườn ươm cây. Những trái xoài, sầu riêng, chôm chôm được người tiêu dùng ăn xong bỏ hột, dân quét rác ở các chợ trên TP.HCM gom lại bán cho vựa hột ở chợ Hòa Bình và từ đây lại chuyển về cho các vựa ở chợ hột Cái Mơn. Hột xoài thì bán tính thiên, hột sầu riêng tính ký, hột cam, hột quýt thì bán đong từng lít”. (Chợ lạ ở ĐBSCL).

Đi chợ Dương Đông ở Phú Quốc hồi tháng 1.2005, tác giả kể: “Đặc biệt, khách du lịch nước ngoài đến chợ Dương Đông, họ không mua đồ khô mà mua thực phẩm tươi sống như thịt heo, rau quả, hải sản cùng với soong nồi để nấu ăn trong ngày. Một chị bán cá nói rằng khách nước ngoài đến Phú Quốc đều muốn tự khám phá nét độc đáo của hòn đảo này, thế nên 90% khách tự tổ chức lấy bữa ăn, thông thường họ chỉ ăn sáng ở khách sạn theo tiêu chuẩn, còn trưa chiều thì đi chơi đến đâu nấu ăn ở đó”.

Đi chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) vào một ngày giữa tháng 5.2011, tác giả nhìn thấy sức sống lan tỏa từ nơi này: “Hiện nay, dọc hai bên bờ sông cặp chợ nổi Cái Răng hình thành nhiều vựa trái cây, chuyên đóng hàng đi các tỉnh miền Đông Nam bộ, lên Đà Lạt, Tây Nguyên bằng xe tải. Mỗi ngày, thương lái chở trái cây từ các nơi tập trung về chợ nổi, đổ hàng lên bờ cho các vựa”.

Kể câu chuyện “Chợ Sài Gòn: giữ thêm đẹp đất, đẹp người”, tác giả viết: “Sài Gòn khi mới ra đời đã được định hình là chợ, là đầu mối giao thương phía Nam Việt Nam và với vài nước miền Nam châu Á. Với tiểu thương, chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi giữ gìn những nét văn hóa đặc trưng của đất và người Sài Gòn”.

Cùng là nhà báo (Lương Minh làm ở Thời báo Tài chính Việt Nam, Các Ngọc làm ở báo Sài Gòn Tiếp thị), nên hai tác giả, trong “Lời nói đầu” cuốn sách của mình, đã đồng lòng gởi nhận xét này tới bạn đọc: “Theo cái nhìn của nhiều người đi chợ, thích tìm hiểu văn hóa chợ, chúng tôi nhận thấy chợ truyền thống rất phù hợp với người Việt Nam, nên dù có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại thì chợ vẫn tồn tại trong cuộc sống của người Việt Nam”.

Huỳnh Kim

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121127/di-cho.aspx

 

Đọc thêm các báo

http://nld.com.vn/20121216112058105p1014c1088/cho-tinh-cho-que.htm

 

Chợ tỉnh chợ quê của hai nhà báo

http://thoiluan.com.vn/46-8308/cho-tinh-cho-que-cua-hai-nha-bao.html

 

http://www.baomoi.com/Home/DuLich/sgtt.vn/Don-hon-100-mat-cat-cua-cac-ngoi-cho/9856375.epi

2 bình luận

  1. Tôi đã tìm mua được quyển  Chợ Tỉnh, Chợ Quê của anh LM. Hôm tác giả ghé chơi, con bé nhà em tròn mắt ngạc nhiên vì Mẹ quen được nhà văn ( bé 10 tuổi học lớp 4 ). Em chưa  kịp xem nó cứ theo xin mẹ cho mượn quyển sách, rồi ôm riết mà đọc, có khi mẹ đọc con nghe, có lúc bé tự đọc thắc mắc thì hỏi mẹ … Xưa nay em chỉ thấy con bé thích đọc truyện tranh không hiểu sao nay nó lại thích đọc sách của cậu Minh dữ vậy…có lẽ do tính hiện thực của sách cao, rất đời thường, lời văn mạch lạc nên thu hút người đọc . Rất mong sau Chợ Tỉnh Chợ Quê sẽ có những tác phẩm khác với chủ đề gần gủi với con người và cuộc sống !

  2. Kim Thơi ơi ! em mua giúp chị quyển <ChợTỉnh, Chợ Quê >nha !? nếu có, hôm đi Tây Ninh mang theo đưa chị. Chị cảm ơn Em nhiều. Chúc Em may mắn giải quyết tốt công việc, để cả nhà vui vẻ ngày 30/3, mong gặp Em !

Trả lời Huỳnh Thị Thanh Nhi Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
Xem tiếp...
nGHD NEO
50 năm ‘vương quốc nail’ của người Việt
Năm 1984, Thảo lên chuyến tàu vượt biển để đi khỏi Việt Nam. Cô chưa biết mình đến được đâu, nhưng cô...
Xem tiếp...
VietKitc
 TẾT THA HƯƠNG
Tôi chuẩn bị định cư ở Hoa Kỳ với tâm trạng hồ hỡi,phấn chấn.Trong tôi, hình dung nước Mỹ với bao điều...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

657
BỬU ƠI !
Bửu ra đi không là nổi bất ngờ với bạn bè. Cách đây hơn hai năm khi nhóm bạn bè Tống Phước Hiệp chuẩn...
CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...
h4
NGUYỄN TRỌNG TẠO, NHÀ THƠ ĐA TÀI
Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình Nho học ở làng Trường khê (nay là Diễn...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 7
Lượt truy cập: