Trung Học Chợ Lách

DỪA VÀ TÔI (kỳ 1)

Ngày đăng: 11/04/2015, 4:57 chiều, ý kiến phản hồi (0)

 Năm 2005, Hội Văn nghệ Bến Tre có mở Trại sáng tác văn học ở huyện Côn Đảo. Trong thời gian ở Trại, phòng Văn hóa Thông tin (nay là phòng Văn hóa – Thể thao và Du lịch) huyện tổ chức một đêm giao lưu thơ nhạc với anh chị em trại viên. Sau phần đọc và ngâm thơ là phần giao lưu tân cổ nhạc. Biết trong đoàn chúng tôi có soạn giả Dương Thị Thu Vân nổi tiếng với những bài tân cổ như: Lỡ một chuyến về, Nhớ Cha trong mùa phượng đỏ… và một giọng ca tân cổ truyền cảm. Nhưng, thật bất ngờ, nhiều khán giả đã đồng loạt đề nghị chị hát bài… Dáng đứng Bến Tre! Điều này thì đúng là bất ngờ với nhiều người nhưng không lạ với tôi, bởi lẽ, trong nhiều lần cùng chị tham gia trại sáng tác hay là giao lưu văn nghệ thì điều đó lại xảy ra.

Ở Hòn Tre thuộc quần đảo Hải Tặc, giữa những người lính Hải quân mặt rạng ngời sức sống và giữa hàng dừa bát ngát trong gió chiều, chị cất giọng trầm tư, sâu lắng: “Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay theo gió. Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”. Cứ như vậy, tiếng hát chị lúc trầm lúc bổng, lúc xa lúc gần, lúc du dương tha thiết, lúc lãng mạn trữ tình trong cái nền âm nhạc thiên nhiên đồng điệu là tiếng sóng biển, tiếng lá dừa xào xạc… Hình như ở mỗi nơi, cũng bài hát đó với hình tượng người con gái xứ Dừa, cũng giai điệu đó, cũng tông đó nhưng cái hồn của bài hát được chị thể hiện khác đi cho phù hợp với không gian của nó. Ở Nhà sáng tác Vũng Tàu, đứng trên lầu Bốn, tựa lan can, chị xõa tóc nghiêng dài ra phía biền: … Ơi những cây dừa để lại cho ta bóng quê. Ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre…”. Thật da diết, thật nhớ nhung dù chúng tôi chỉ cách quê mình trên trăm cây số theo đường chim bay. Gíám đốc Nhà sáng tác Đỗ Mão thẩn thờ đứng nghe chị hát rồi chép miệng: Độc đáo quá, hình tượng quá! Lúc đó tôi thật sự không hiểu anh khen chị hay khen bài hát. Sau này tôi mới biết là anh khen cả hai!  Riêng ở Côn Đảo, tiếng hát của chị như ngậm ngùi hơn vì có lẽ chị biết trong hàng ngàn nấm mồ trên đất này có những người “con gái của Bến Tre” đang nằm ở đó! Và, cứ mỗi lần nghe chị cất giọng là lòng tôi lại gợn lên hình ảnh cây dừa quê hương, hình ảnh người con gái Bến Tre đứng tựa vào góc dừa với mái tóc dài tha thướt, với đôi mắt thẳm buồn trong gió chiều mênh mông. Rồi cũng những lần nghe chị hát, hoài niệm về dừa trong tôi bắt đầu trổi dậy, trong đó có hồi ức về một tuổi thơ khó nhọc mà dừa đã gắn với kế sinh nhai của gia đình tôi trong suốt một thời gian dài.

     Âm thanh luôn bám vào ký ức tôi là tiếng mẹ nạo dừa sột soạt lúc trời gần sáng. Mẹ tôi chuyên làm bánh bán ở chợ chồm hổm gần nhà. Bánh bò, bánh da lợn, bánh ít trần, bánh bèo, bánh mặn, bánh chuối, bánh lá mít, bánh tằm… loại bánh nào cũng cần có nước cốt dừa, mà nước cốt dừa lại là yếu tố quyết định phần lớn sự thành công cho sản phẩm của người bán. Mẹ tôi có bí quyết thắn nước cốt dừa riêng khiến cho xề bánh của bà lúc nào cũng đông khách. Cái mùi nước cốt dừa của mẹ rất lạ, nó tổng hợp nhiều hương vị dễ kích thích sự thèm ăn những ai đi ngang xề bánh của bà.

     Sáu tuồi, mẹ giao nhiệm vụ nạo dừa cho tôi. Sáu tuổi tôi gắn bó với những công việc từ dừa để nuôi lớn mình. Lớn hơn một chút, mẹ lại dạy cho tôi thắn nước cốt dừa. Đến năm mười tuổi thì tôi đã thành thạo qui trình làm nhiều loại bánh. Trong đó, món “sở trường” vẫn là thắn nước cốt dừa. Và mười tuổi, sau những buổi đến trường thì “thường trực” trên đầu tôi là xề bánh bò, bánh da lợn cùng hủ nước cốt dừa rảo đi từ đầu trên  xóm dưới bất kể là nắng hay mưa để kiếm tiền ăn học. Hôm nào bán ế thì món nước cốt dừa chan cơm sẽ hành hạ tôi nhừ tử. Tiếc rằng, sau mấy chục năm “bỏ nghề”, tôi vẫn chưa một lần thử lại công việc thắn nước cốt dừa coi “tay nghề” có còn “bản lĩnh” như xưa không! Tuy vậy, mùi nước cốt dừa từ tuổi thơ, tiếng nạo dừa sột soạt lúc trời gần sáng thì vẫn nằm ở một ngăn riêng trong ký ức tôi để mỗi khi bất ngờ gặp một người bán hàng rong có hủ nước cốt dừa trên đường, ngửi được mùi nước cốt dừa từ một buổi chợ quê thì quá khứ lại ùa về, quay quắt. Có lần, lúc lang thang cơ hàn ở Sài Gòn, tôi đi ngang chợ Thái Bình (góc ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Trải), gặp một người đàn bà đang ngồi buồn bã với xề bánh bò đặt trên chiếc ghế cây nhò còn đầy ắp cùng hủ nước cốt dừa lạnh tanh. Kẻ nghèo gặp một người mưu sinh nghèo trước xa xỉ những hàng hóa cao cấp thì niềm trắc ẩn lại trào dâng trong lòng khi chị ta cũng là “đồng nghiệp” của tôi trong quá khứ. Tôi chào chị và hỏi mua một ít (không nhớ giá trị tiền trong thời điểm đó), tôi thấy trong mắt chị ánh lên một tia hy vọng rồi chị hổ hởi: mở hàng đắt dùm chị nghen em! Tối nhớ đó là một buổi xế chiều!

     Cũng từ dừa, nhà tôi còn có nghề làm mứt dừa vào những dịp Tết hoặc các ngày lễ cưới hỏi. Dịp Tết, các tiệm tạp hóa thường đến đặt hàng ở nhà tôi, vì vậy, trước Tết khoảng hơn một tháng là nhà tôi luôn rộn ràng. Làm không kịp, mẹ tôi mướn thêm người phụ những công đoạn ban đầu như lột dừa, cạy dừa, bào dừa… Còn công đoạn chế biến, tất nhiên là mẹ không bao giờ giao cho người khác bời đó cũng là một bí quyết, ngon dở sau khi thành phẩm là ở giai đoạn này, là yếu tố “cạnh tranh thị trường” với những “lò” mứt khác. Sau này, tôi hỏi mẹ cái bí quyết mẹ nhất định giấu ấy là gì, mẹ cười, nụ cười ẩn buồn cùa người đàn bà đa truân: “Không có bí quyết nào hết! Trên đời, làm bất cứ chuyện gì dù là chuyện nhỏ mà đặt hết tâm, hết trí vào nó thì sẽ thành công”. Một bài học nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn đối với tôi nhưng cho tới bây giờ dù thuộc lòng nhưng tôi vẫn chưa thực hiện được.

 

(Còn nữa)

Ngọc Vinh

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

nGHD NEO
50 năm ‘vương quốc nail’ của người Việt
Năm 1984, Thảo lên chuyến tàu vượt biển để đi khỏi Việt Nam. Cô chưa biết mình đến được đâu, nhưng cô...
Xem tiếp...
VietKitc
 TẾT THA HƯƠNG
Tôi chuẩn bị định cư ở Hoa Kỳ với tâm trạng hồ hỡi,phấn chấn.Trong tôi, hình dung nước Mỹ với bao điều...
Xem tiếp...
tải xuống
VẼ RỒNG ĐIỂM NHÃN
VẼ RỒNG ĐIỂM NHÃN chữ Nho là HỌA LONG ĐIỂM TINH 畫龍點睛. Thành ngữ nầy có xuất xứ như sau : Theo “Lịch...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Muoi Xê
LÃO GIÀ 80 TUỔI ĐI HOP LỚP !
Hôm 26/3, tại cuộc hop lớp của NK60-64, tôi gặp cậu Muời Xê, cậu năm nay 80 tuổi, mấy năm trước cậu không...
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Ngày 26/3, Lớp Lão niên đã họp mặt lần 6  tại quán Hiếu Nhân, thị trấn Chợ lách. Về dự có 13 CHS, đặc...
432768164_3690210511220678_6615087176361817088_n
BÁN SÁCH GÂY QUỸ KHUYẾN HỌC TRẦN VĂN KHÊ
Cuốn sách “Trần Văn Khê – Trăm năm Tâm và Nghiệp” dày 360 trang gồm 58 bài viết của 50 tác giả...
Truong Phu
CHÚC MỪNG SINH NHẬT THẦY TRƯƠNG QUỐC PHÚ
Ngày 21/3 là sinh nhật Trương Quốc Phú, GV Pháp văn trường THCL, anh hoạt động trong lãnh vực âm nhạc...
nem lui
11 Món Việt vào danh sách "đồ ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á"
Xôi, phở, bánh mì, bánh cuốn, nem lụi Việt được gọi tên trong “100 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 23
Lượt truy cập: